THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.2.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, marketing
Trong ngành viễn thông việc cho ra đời những sản phẩm mới là yêu càu quan trọng quyết định đến sức mạnh cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp trên thị trường bởi vậy công tác nghiên cứu và triển khai là vô cùng quan trọng. Trong khoảng thời
gian đầu tiên khi thành lập, Viettel đã rất trú trọng công tác này, và hiện tại công tác này càng được quan tâm thích đáng. Hàng năm Viettel luôn tăng nguồn đầu tư nghiên cứu khoảng 9000 tỷ/ năm, tập đoàn cũng rất quan tâm định hướng khoa học triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kỹ thuật vào thực tế hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh.
Viettel là doanh nghiệp đi đầu trọng việc áp dụng khoa học tiên tiến vào kinh doanh dịch vụ và phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Là doanh nghiệp ra đời sau, chủ trương của Đảng uỷ, Ban giám đốc Tập đoàn là “đi tắt đón đầu”, ứng dụng khoa công nghệ mới nhất của thế giới vào kinh doanh các dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Năm 1998 đề xuất với Bộ Tư lệnh Thông tin sử dụng công nghệ SDH thu phát trên 01 sợi quang với tốc độ 2,5 GBps, lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam đã biến 02 sợi cáp quang quân sự trên đường điện lực 500 KV thành tương đương 04 sợi, tạo sự thay đổi về chất mạng thông tin cố định quân sự.
- Năm 2000 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ BCVT) tin tưởng giao, Tập đoàn đã thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Kết thúc giai đoạn thử nghiệm được đánh giá là thành công toàn diện và trên cơ sở đó Bộ BCVT cấp phép cho Viettel và các doanh nghiệp khác được kinh doanh dịch vụ này cả trong nước và Quốc tế. Đây là bước đột phá đầu tiên, tạo môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh trong ngành viễn thông ở Việt Nam.
- Các dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội từ điện thoại cố định, điện thoại di động, truyền dẫn, Internet đều sử dụng các thiết bị mới nhất của các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: Alcatel, Ericcson, Siemens, Huawei...bảo đảm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và sẵn sàng nâng cấp đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới.
- Triển khai dịch vụ Wimax, thi tuyển 3G với số điểm cao nhất, đặt cọc đầu tư đến 2010 là 4500 tỷ, gấp 03 lần so với VNPT và Mobi phone
- Được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004. Được hiệp hội doanh nghiệp bình chọn là thương hiệu mạnh năm 2005, thương
hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Điện tử Bưu chính viễn thông năm 2006, cúp vàng thương hiệu năm 2007. Năm 2008, Viettel được Infoma Telecoms and Media – một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông - đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, được bình chọn là một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển. Hiện nay, Viettel đứng thứ 41 trong tổng số hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới.
- Không những luôn học tập nghiên cứu, làm chủ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới và các lĩnh vực quản lý, sản xuất kinh doanh. Cán bộ công nhân viên Tập đoàn còn luôn phát huy phong trào sáng kiến trên các lĩnh vực với khẩu hiệu “Mỗi ngày 01 ý tưởng, mỗi tuần 01 sáng kiến, mỗi tháng 01 đề tài”, hoặc “suy nghĩ không cũ về những vấn đề không mới”, hay “ghi nhận và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất”. Vì vậy từ năm 2000 đến nay, toàn Tập đoàn đã có trên 1000 sáng kiến, đề tài (trong đó có hàng chục đề tài cấp Bộ đưa vào hoạt động có hiệu quả). Điển hình là các đề tài “Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 cho mạng VoIP”; “Hợp tác đầu tư xây dựng tuyến trục cáp quang Bắc Nam với Tổng cục đường sắt”; “Sử dụng chung cơ sở hạ tầng với Điện lực, Bưu điện”; đàm phán với các đối tác để mua thiết bị trả chậm khắc phục tình trạng thiếu vốn, gạch nợ cước bằng máy điện thoại di động, sáng kiến in cước... Những sáng kiến trên đã làm lợi cho Tập đoàn, Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, công tác tuyên truyền quảng cáo ngày càng được coi trọng. Mọi cơ hội quảng cáo, tuyên truyền quảng bá về dịch vụ, phương thức quảng cáo đều được được tận dụng. Phương châm Viettel là rộng, mọi người đều hiểu và sử dụng nên các hình thức quảng cáo không quá cầu kỳ, khó hiểu; có thể là đi đến từng nhà, giới thiệu để ai cũng có thể dùng. Công tác chăm sóc khách hàng ngày càng được nâng cao, quan tâm nhiều hơn.
2.2.7.Năng lực quản lý
Với sự phát triển của mạng lưới và công nghệ đòi hỏi phải có sự điều chỉnh tương ứng về tổ chức và quản lý của bộ máy lãnh đạo tập đoàn. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao nhiệm vụ quyền hạn được giao tổ chức bộ máy của các
đơn vị được sắp xếp hợp lý. Công tác tổ chức bộ máy được tiến hành linh hoạt gọn nhẹ bao gồm 64 chi nhánh ở 64 tỉnh thành phố và ở nước ngoài, các công ty hạch toán chung và độc lập. Các thủ tục hành chính được giảm bớt theo hướng gọn nhẹ, tăng cường tĩnh tự chủ, tính thống nhất trong vận hành bộ máy.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý được chú trọng và đạt được những kết quả quan trọng. Công tác kinh doanh được điều hành qua mạng với các phần mềm chuyên dụng tự thiết kế hoặc hơp tác thiết kế. Đồng bộ ứng dụng tin học vào quản lý, thống nhất quản lý, thống nhất cải tiến mẫu sổ sách quản lý đem lại nhiều lơi ích trong quản lý, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả cao trong công việc. Nhờ đó mặc dù các chức năng quản lý không ngừng được đổi mới nhưng vẫn giữ được tính thống nhất trong bộ máy quản lý của tập đoàn.
Lãnh đạo Viettel đặc biệt quan tâm đến việc xác định chiến lược phát triển theo lộ trình ngắn hạn và dài hạn, trên cơ sở đó xây dựng các chi tiểu kinh tế, giao xuống cho các chi nhánh, công ty. Tích cực giám sát, hối thúc các đơn vị còn chưa hoàn thành, yêu cầu trình bày khó khăn và tìm cách khắc phục nhanh chóng để đạt được kế hoạch đặt ra. Môi trường làm việc ở Viettel là môi trường năng động, sáng tạo, không chấp nhận sự trì trệ, phấn đấu không ngừng.