Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 38 - 43)

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

2.3.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ, xu thế toàn cầu hóa… ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.1.1 Môi trường kinh tế

Trong một vài năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành dịch vụ viễn thông. Năm 2007 nước ta đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 8,5% tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 châu Á.

Nhờ có sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế đời sống của người dân được nâng cao đáng kể GDP nình quân đầu người theo đầu người tính bằng tỷ giá hối đoái đạt khoảng 830USD và tiếp tục tăng cao hơn.

Cũng nhờ vậy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng trong ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống còn 20,08%; của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng đã tăng từ 41,31% lên 41,48%; của nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 38,25% lên 38,44%.

Lượng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng khá. Riêng về đầu tư đạt kỷ lục mới ở cả 3 nguồn: nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Tiêu dùng trong nước tăng cao lên đến 22%; xuất khẩu ước tăng 19,4% cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới đặc biệt là cuộc suy thoái vừa qua mà nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu nền kinh tế thế giới nên kinh tế nước ta vấp phải những khó khăn nhất định. Giá dầu thế giới liên tục tăng cao gây tác động tới giá cả trong nước làm lạm phát tăng cao làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, giá nhiều mặt hàng thiết yếu được đẩy lên cao, gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Nhập siêu tiếp tục tăng cao, tốc độ kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần tốc độ kim ngạch xuất khẩu.

Tất cả những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của ngành viễn thông, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có dự định đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là ngành viễn thông. Kinh tế phát triển cao ổn định kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông gia tăng nhanh chóng. Nhưng đồng thời cũng có khó khăn không nhỏ cản trở sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như ngành viễn thông.

2.3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Hệ thống pháp lý cho các hoạt động Bưu chính- Viễn thông ở Việt Nam đang từng bước được xây dựng hoàn thiện. Các nghị định của Chính phủ về Bưu chính viễn thông và Internet tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược phát triển ngành và từng

bước chuyển thị trường viễn thông Việt Nam từ độc quyền sang cạnh tranh; đó là: Quyết định 110/TTG phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; Nghị định 109/CP về Bưu chính – viễn thông; Nghị định 79/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính – viễn thông; quyết định 99/TTg về cơ chế quản lý giá cước Bưu chính – viễn thông; Nghị định 21/CP về quản lý Internet… và nhiều văn bản, thông tư chuyên ngành.

Bên cạnh đó với việc ban hành Pháp lệnh bưu chính - viễn thông đã tạo động lực mới để phát triển Bưu chính, viễn thông, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo môi trường pháp lý công bằng, thuận lợi, minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời nó còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Bưu chính, viễn thông, tạo cơ hội phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Pháp lệnh cho phép các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia vaog hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Ngoài ra pháp lệnh còn đề cập đến hoạt động của doanh nghiệp viễn thông có thị phần khống chế. Doanh nghiệp viễn thông có thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm giữ trên 30% thị phần của một loại hình dịch vụ viễn thông trên địa bàn được phép cung cấp và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp viễn thông khác. Những doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Nhà nước về chất lượng, giá cước, phương thức kinh doanh đối với dịch vụ đó.

Pháp lệnh đã quán triệt được ý phát huy nội lực của đất nước và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, chuyển từ môi trường cơ bản độc quyền doanh nghiệp sang môi trường hợp tác cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Pháp lệnh bưu chính viễn thông không bảo vệ sự độc quyền của một doanh nghiệp mà pháp lệnh chỉ xác định nghĩa vụ công ích cơ bản của Nhà nước. Các doanh nghiệp khác có quyền làm các dịch vụ thương mại và có thể tham gia đấu thầu làm các dịch vụ công ích khi Nhà nước mở ra.

Như vậy với việc thị trường viễn thông ngày càng trở nên thông thoáng và bình đẳng thì môi trường kinh doanh thuận lợi trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của

Bưu chính viễn thông nhưng đồng thời áp lực cạnh tranh cũng vì thế tăng lên rất nhiều. Do đó nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt, không biết phát huy những thế mạnh của mình thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại.

2.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Đây là những yếu tố thay đổi nhiều nhất trong chiến lược trung và dài hạn của các doanh nghiệp nói chung và tập đoàn viễn thông quân đội Viettel nói riêng don vậy cần đặc biệt chú ý để có những lựa chọn phù hợp.

Yếu tố dân số: Khối lượng dịch vụ phụ thuộc nhiều vào dân số vì đó chính là đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Việt Nam là một nước đông dân trong khu vực và thế giới, có tỷ lệ tăng dân số với mức thấp nhất trong 10 năm quá là 1,35% ( mỗi năm tăng hơn một nửa triệu dân). Như vậy tăng trưởng dân số sẽ tạo đà phát triển thị trường viễn thông, phát triển nhu cầu dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng. Với điều kiện như vậy các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn để tranh giành thị phần về phía doanh nghiệp mình.

Cơ cấu xã hội, trình độ văn hóa: Nhu cầu về dịch vụ viễn thông còn phụ thuộc vào cơ cấu xã hội, trình độ văn hóa và mức độ xóa nạn mù chữ. Ở những nước có mức sống, trình độ văn hóa cao thì nhu cầu càng gia tăng. Sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm gần đây cũng đạt được những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao trình độ dân trí. Đồng thời với sự phát triển của kinh tế đất nước mà nhân dân cũng được tiếp cận với những thành tựu văn hóa thế giới. Tất cả những yếu tố trên giúp cho nhận thức của người tiêu dùng được nâng lên và cũng từ đó làm thay đổi nhu cầu cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông. Chính vì vậy các doanh nghiệp đua nhau đưa ra các phương thức quảng cáo mới nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Yếu tố văn hóa xã hội đòng góp định hình chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh cường độ cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng.

2.3.1.4. Môi trường công nghệ

Khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra bước đột phá trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ. Dịch vụ viễn thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Dịch vụ viễn thông cũng

không nằm ngoài xu thế đó. Các giải pháp công nghệ mới được đưa ra nhằm chuyển đổi các hạ tầng viễn thông cũ sang nền tảng công nghệ mới, giúp các tập đoàn có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông trên thế giới. Công nghệ cốt lõi trong hệ thống mạng trên thế hệ mới NGN ( Next Generation Network) mà Viettel triển khai tại Việt Nam. Khi nói tới công nghệ IP ( Internet Protocol) trong viễn thông,

chúng ta có thể hình dung tới một hạ tầng mạng lưới công nghệ mạng giống như Internet, nơi mà tất cả các loại dữ liệu từ âm thanh, tin nhắn, dữ liệu truyền tải trên mạng, nội dung video được truyền trực tuyến (streaming).. đều được gói lại bằng các gói tin (packet) và truyền trên mạng viễn thông, giống hệt như các gói tin được truyền trên mạng Internet. Và điển hình là công nghệ 3G đã được Viettel triển khai một cách sâu rộng với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.

Ngoài ra còn một số xu hướng tác động đến tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:

_ Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông – tin học – phát thanh truyền hình sex làm thay đổi hoàn toàn thị trường dịch vụ cũng như các thiết bị hình thành và phục vụ cho mạng lưới viễn thông; công nghệ số đã hoàn toàn xâm nhập và đóng vai trò ngày càng quan trọng, tham gia vào mọi mặt của hoạt động viễn thông.

_ Sự phát triển công nghệ chuyển mạch (ATM, IP…) truyền dẫn (SDH, cáp quang) đã tạo dựng nên những chùm đường thông lớn, nhưng siêu lộ thông tin có khả năng truyền tải được thông tin với tốc độ lớn và dung lượng ngày càng cao. Các máy tính thế hệ mới ngày càng hiện đại và ưu việt, có khả năng tính toán, xử lý thông tin nhiều và nhanh gấp ngàn lần các hệ thống đã được sử dụng.

Hiện nay công nghệ cho lĩnh vực viễn thông phát triển mạnh và thay đổi nhanh, có thể nhanh nhất trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đã tác động không nhỏ tới sự phát triển của Viettel. Trước sự biến động đó Viettel đang ra sức nâng cao, phát triển mạng lưới để phù hợp với yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới nhằm theo kịp sự phát triển của công nghệ viễn thông trong khu vực và trên thế giới.

2.3.1.5. Toàn cầu hóa

Không cần phải nói quá nhiều về tác động mà xu hướng toàn cầu hóa đem lại cho các nước đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Toàn cầu hóa mang lại cơ hội cho chúng ta. Chúng ta có cơ hội tận dụng vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp thu công nghệ bên ngoài công nghệ bên ngoài để phát triển. Với nguồn vốn đó chúng ta có thể phát triển cơ sở hạ tầng phát triển mạng lưới. Đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng như công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông.

Toàn cầu hóa cũng mang lại những thách thức. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài mạnh hơn cả về vốn cũng như công nghệ. Cụ thể trong thời gian qua đã có một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài : S-fone, Beeline… Đặc điểm chung của những nhà cung cấp này là : Áp dụng công nghệ hiện đại, có vốn đầu tư lớn, có phương thức quản lý kinh doanh hiện đại vì thế mà chỉ trong thời gian ngắn đã chiếm được thị phần đáng kể.

Với những thuận lợi và khó khăn như trên tập đoàn viễn thông quân đội Viettel phải biết tận dụng những thuận lợi để phát triển cũng như phải có những giải pháp khắc phục khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w