Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 49 - 50)

- Truyền thông “lấn sân” viễn thông kế hoạch truy cập Internet qua mạng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tớ

gian tới.

3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới gian tới

• Về thị trường di động

Kết thúc năm 2010, toàn Việt Nam đã có tới hơn 160 triệu thuê bao thuộc 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S- Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline. Tuy nhiên, chiếm tới hơn 80% thị phần di động thuộc về ba nhà cung cấp lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Số còn lại chia cho S-Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline.Với việc phân chia thị phần như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, vị thế của các mạng di động Việt Nam đã được xác định khá rõ ràng. Và tình hình sẽ khó có thể thay đổi được trong năm 2011 này.Năm 2011 còn được nhận định là thời điểm thị trường thông tin di động Việt đã bắt đầu giai đoạn bão hoà, không còn nhiều cơ hội cho việc phát triển thuê bao mới. Năm nay, kể cả các mạng di động lớn như VinaPhone, MobiFone cũng khá cẩn trọng trong việc đặt chỉ tiêu phát triển thuê bao.

Năm 2011 cũng sẽ là năm có những mạng gặp khó trước sức cạnh tranh ngày càng mạnh của thị trường di động. Các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục khẳng định thương hiệu, giữ vững thị phần, các doanh nghiệp cần phải đầu tư phát triển chiều sâu, cần tập trung hơn cho việc khẳng định thương hiệu bằng chất lượng và các dịch vụ gia tăng nội dung.

• Về thị trường Internet băng thông rộng

Trong năm 2010, người ta nói nhiều tới việc băng rộng di động mà cụ thể là 3G lên ngôi sẽ khiến cho ADSL phải suy thoái. Nhưng theo nhiều chuyên gia, đây lại không phải là điều đáng lo ngại nhất, mà đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới “năng lực” phát triển của ADSL trong năm 2011 và các năm tới lại là FTTx.Công nghệ truyền dẫn

cáp quang FTTx với thế mạnh tốc độ tải lên (upload) và tải xuống (download) cao, ổn định đang có cơ hội dần thay thế ADSL và chiếm lĩnh thị trường Internet băng rộng. Theo nhiều chuyên gia viễn thông, trong một vài năm tới, đây là một xu hướng tất yếu.

Nắm bắt được những cơ hội này, mặc dù theo nhận định của nhiều chuyên gia, lĩnh vực Viễn thông nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn song với nhu cầu của người dân Việt hiện nay, chắc chắn, năm 2011, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn sẽ phát triển mạnh. Chỉ có điều, các doanh nghiệp muốn giành được thị phần, doanh thu cần phải “bắt” đúng nhu cầu người dùng về vấn đề dịch vụ cũng như giá cả, chất lượng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w