THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
2.3.2. Môi trường ngành
2.3.2.1. Sức ép từ phía khách hàng
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ, vai trò khách hàng là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Viettel. Nhưng đồng thời khách hàng cũng là sức ép đòi hỏi Viettel phải không ngừng hoàn thiện mình để giữ được niềm tin của người tiêu dùng.
_ Giá của sản phẩm dịch vụ: đây là yêu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Dịch vụ viễn thông đang trở nên phổ biến, người dân sử dụng hàng ngày và không thể thiếu, thêm vào đó sự cạnh tranh về giá là rất lớn giữa các nhà mạng nên sự rời mạng của khách hàng để tìm đến các nhà mạng có giá tốt hơn là điều rất dễ xảy ra. Đây là sức ép rất lớn đối với Viettel.
_ Chất lượng sản phẩm dịch vụ: không chỉ giá cả mà chất lượng dịch vụ cũng là điều kiện tiên quyết. Với chất lượng dịch vụ tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo cũng là phương pháp hữu hiệu để giữ chân khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Liên tục đổi mới công nghệ, cho ra những sản phẩm dịch vụ mới, tốt hơn cũng sẽ thu hút được khách hàng gia nhập và sử dụng mạng lâu dài.
2.3.2.2. Sức ép từ những đối thủ hiện tại
Lĩnh vực viễn thông là một ngành kinh doanh hấp dẫn do đó mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều phải chịu sức ép từ đối thủ cạnh tranh.
Viettel là nhà cung cấp viễn thông ra đời muộn so với VNPT nên chịu nhiều sức ép từ đối thủ. Với hai thương hiệu lớn là Vinaphone và VMS Mobiphone thì VNPT gần như là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính trên thị trường viễn thông. Với mạng lưới mạng lớn, thị phần có sẵn nên VNPT là rào cản lớn của Viettel khi gia nhập thị trường và phát triển. Ngoài ra còn có các nhà phân phối khác như: Vietnam mobile, EVN telecom, S- fone, Beeline cũng cạnh tranh một cách khốc liệt.
_ Với dịch vụ điện thoại cố định: Với mạng lưới điện thoại cố định thì VNPT vẫn chiếm ưu thế về chất lượng và giá cả với phần đông người sử dụng. Với 64 bưu điện tỉnh thành phố có nhiệm vụ chính phát triển thuê bao cố định đến mọi vùng lãnh thổ với 9 triệu thuê bao chiếm 30% tổng thuê bao Việt Nam. Dịch vụ đàm thoại cố định trong nước và ngoài nước vẫn tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, mặc dù Home phone và dịch vụ 198 của Viettel cũng không ngừng phát triển.
_ Với dịch vụ điện thoại di động: Gần đây các nhà mạng chạy đua với những khuyến mãi khổng lồ, giảm giá cước điện thoại nhằm chiếm lĩnh thị phần. Chẳng hạn như: Mobi fone tung ra gói cước gọi 10 phút tính tiền 1 phút, hay như gần đây nhất là chỉ với 1000 VND/ 1 ngày có thể gọi điện thoại trực thuộc VNPT miễn phí với những cuộc gọi dưới 10 phút; hay như Vietnam mobile là gọi 60 phút chỉ mất 1000VND… Đây là sức ép không nhỏ với Viettel trong công cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Các mạng như Beeline, S-fone là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ, chấp nhận chịu lỗ để gia nhập thị trường và có chỗ đứng vững chắc trong thị trường
viễn thông. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các nhà cung cấp chú ý, Mobifone liên tục 6 năm được bình chọn là mạng điện thoại số 1 Việt Nam.
Ngày 19/4/2008 vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam được phóng lên quỹ đạo, đã đem lại lợi ích về kinh tế, chính trọ xã hội to lớn đậc biệt là dịch vụ viễn thông và làm thay đổi công nghệ phát thanh truyền hình. Với dung lượng truyền dẫn tương đương 10.000 kênh thoại/ Internet/ truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, sẽ giúp đưa các dịch vụ viễn thông và Internet đến tất cả vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo.
Tất cả các điều trên là thách thức không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, thị phần và chiến lươc phát triển lâu dài của Viettel.
2.3.2.3. Sức ép từ sản phẩm thay thế
Với sự phát triển của khoa học công nghệ sự ra đời nhanh chóng của các sản phẩm mới làm cho chu kỳ sống của một sản phẩm trở nên ngắn lại. Do Viettel có chiến lược phát triển đúng đắn, với phương châm : “ đi tắt đón đầu” nên các sản phẩm của Viettel luôn theo kịp với xu hướng phát triển của công nghệ. Các sản phẩm mới như 3G, sắp tới là 4G, các thiết bị đầu cuối…. luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vạy sức ép về sản phẩm thay thế không quá ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Viettel.
2.3.2.4. Sức ép từ nhà cung cấp
Cũng như đa phần các doanh nghiệp viễn thông trong nước, Viettel cũng chịu áp lực của một số nhà cung cấp cả về tài chính, nguyên vật liệu và công nghệ.
- Nhà cung cấp tài chính bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm bao gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry
Nokia Siemens Networks, ZTE
2.3.2.5. Các đối thủ tiềm ẩn