5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2.1. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo phương thức này, chỉ tiêu giá thành được chia làm các loại:
- Giá thành dự toán: là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dụng vào từng vùng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành.
Giá thành = Giá trị dự toán - Các khoản chi - Các khoản thuế dự toán xây lắp sau thuế phí có liên quan có liên quan
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ thấp giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí khác. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm, kết cấu công trình về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại các doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công.
Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp.