Tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 89 - 91)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

3.3.5. Tiêu thụ sản phẩm

Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hộ nông dân mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi của hộ được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố về tâm lý; giá thu mua tại các hộ còn có sự chênh lệch lớn so với giá bán cho người tiêu dùng. Do đó để thực hiện giải pháp về tiêu thụ sản phẩm thì:

Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến: Chăn nuôi tập trung sẽ tạo nguồn hàng hóa lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ.

Về thị trường: Việc qui hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung cần gắn với định hướng thị trường để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Các cơ sở chăn nuôi cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn

và dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và hộ. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ hộ và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w