Đặc điểm của chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 28 - 109)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1.4.2.Đặc điểm của chăn nuôi heo

a. Đặc điêm sinh học

Heo là loài vật ăn tạp có khả năng chịu đựng được kham khổ rất tốt.

Heo có thể ăn thức ăn với hàm lượng chất xơ rất nhiều, chất lượng thấp. Trước đây chăn nuôi heo rất dễ dàng, chỉ với cám gạo, rau khoai lang, rau bèo…với hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao nhưng lợn rất dễ ăn. Do đó nhân dân ta thường chăn nuôi heo theo hướng tận dụng, tận dụng cơm thừa canh cạn để chăn nuôi. Ngày nay chúng ta chăn nuôi theo hướng công nghiệp, thức ăn cho heo được tính toán rất kỹ đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Heo là loài vật có khả năng thích nghi cao

Chịu đựng được kham khổ tốt trong ăn uống đồng thời nó cũng là một con vật thông minh dễ huấn luyện. Heo có khả năng sinh tồn trong các điều kiện sống khác nhau, các vùng địa lý khác nhau, môi trường khác nhau. Heo có lớp da dầy để chống lại cái lạnh, còn nếu sống ở vùng nóng thì tăng cường hô hấp để giải nhiệt. Chăn nuôi heo khá nhàn rỗi, do đó bà con nông dân có nhiều thời gian làm các công việc khác.

24

Vốn đầu tư cho

Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào thì vốn đầu tư ban đầu cũng quan trọng. Trước đây bà con nông dân thường xuyên chăn nuôi theo phương thức truyền thống tận dụng “cơm thừa canh cạn” thì vốn đầu tư ban đầu không phải là yếu tố quan trọng. Nhưng ngày nay chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi heo với quy mô ngày càng lớn thì vốn đầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi. Vốn đầu tư ban đầu để mua giống, thức ăn, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, trang thiết bị cho sản xuất chăn nuôi….

Lao động

Bất cứ một công việc gì được làm thì đều cần có sự tác động của con người, dù là tác động ít hay nhhiều. Trong chăn nuôi heo thì vấn đề lao động chính là trình độ kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm, hiểu biết của người chăn nuôi. Với hình thức chăn nuôi tận dụng, quy mô nhỏ thì yêu cầu về trình độ lao động không cao. Tuy nhiên trong chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy mô lớn thì đây lại là vấn đề được quan tâm đến vì hình thức chăn nuôi này đòi hỏi ở người phải có trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm, sự hiểu biết về từng loại lợn thì chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao.

Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm

Như chúng ta đã biết đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng, ôi thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời. Bởi vậy, sự phát triển công nghiệp chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi heo. Khi công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng (từ thịt heo) mang tính chất công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của nhân dân, tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nước nhờ xuất khẩu.

25

Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của nhà nước hết sức quan trọng. Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một ngành nào đó phát triển. Chăn nuôi heo đã được xác định là rất quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước Việt Nam. Bởi vậy, nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này phát triển hơn nữa trong những năm tới.

*Nhân tố kỹ thuật

Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi heo con giống đóng vai trò quan trọng là một trong những nhân tố tiên quyết để phát triển. Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Thức ăn là nền tảng của phát triển chăn nuôi heo. Tuỳ theo đặc tính sinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hoá sản phẩm cũng khác nhau. Đối với chăn nuôi lợn, lượng thức ăn với các thành phần dinh dưỡng khác nhau phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con heo.

Bên cạnh vấn đề thức ăn chúng ta còn phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất chăn nuôi heo, từ thời gian cho ăn, tuổi vận động, tuổi cai sữa….phải phù hợp với con heo trong các giai đoạn, thời kỳ, và mục đích chăn nuôi khác nhau.

Công tác thú y có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh trên gia súc đang hoành hành. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển đàn heo.

*Nhân tố sản xuất

Lựa chọn một hình thức sản xuất phù hợp sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức

26

chủ yếu, đó là quốc doanh và tập thể. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều loại hình kinh tế mới đã ra đời và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế hộ nông dân là một hình thức phát triển kinh tế ở nông nghiệp nông thôn, là đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt đẻ các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta có bước tiến vượt bậc.

1.6. Tình hình về chăn nuôi trên thế giới:

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.

Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.

Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7

27

triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.

Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.

Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt.

Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.

Bảng 1.1. CÁC NƯỚC CÓ SỐ LƯỢNG HEO NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

Đơn vị tính: con

STT Tên nước Đơn vị Số lượng

1 China Con 451.177.581

2 United States of America Con 67.148.000

3 Brazil Con 37.000.000

4 Viet Nam Con 27.627.700

5 Germany Con 26.886.500

6 Spain Con 26.289.600

7 Russian Federation Con 16.161.860

8 Mexico Con 16.100.000

28

10 Poland Con 14.278.647

30

Bảng 1.2: PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM THẾ GIỚI NĂM 2009 Trâu (Con) (Con) (Con) Cừu (Con) Lợn (Con) (1000 con) Vịt (1000 con) Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332 Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859 Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478 Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10 Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512 Châu Úc 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473

31

Qua bảng số liệu (Bảng 1.1) cho thấy Việt Nam là một nước có số lượng heo tương đối lớn, đứng thứ 4 thế giới, song xét về nước có sản lượng thịt cao thì không có Việt Nam. Điều này cho thấy rằng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chưa có hiệu quả cao.

Bảng 1.3. CÁC NƯỚC CÓ SẢN LƯỢNG THỊT CAO NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009

STT Tên nước Đơn vị Số lượng

1 China Tấn 78.213.727

2 United States of America Tấn 41.615.895

3 Brazil Tấn 22.465.157 4 Germany Tấn 7.903.472 5 Russian Federation Tấn 6.570.400 6 Mexico Tấn 5.641.451 7 France Tấn 5.536.634 8 Spain Tấn 5.311.468 9 Canada Tấn 4.476.805 10 Argentina Tấn 4.439.060

(Nguồn: Thống kê của tổ chức FAO năm 2010)

1.7. Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Truyền thống, kinh nghiệm chăn nuôi heo đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho heo có thể dễ dàng kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những điều kiện thuận lợi đối với người nông dân. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi mà hộ gia đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân đã biết tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi heo đang được coi là mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu. Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu heo nhiều là vùng ĐBSH có 7,2 triệu con,

32

chiếm 27,1% tổng đàn heo trong cả nước; Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; ĐNB 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; DHNTB 2,4 triệu con, chiếm 9,0%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tỉnh có số đầu heo lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 01/4/2010 là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang.

Tổng đàn heo nái thời điểm 01/4/2010 là 4,18 triệu con (chiếm 15,3% tổng đàn), tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2009.

Các vùng có số lượng heo nái nhiều là ĐBSH có khoảng 1,18 triệu con, chiếm 28,4% tổng số heo nái trong cả nước; Đông Bắc khoảng 643 ngàn con, chiếm 15,4%; Bắc trung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; ĐB sông Cửu Long khoảng 513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%.

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 290-300 ngàn tấn thịt heo hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các vùng sản xuất thịt heo có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: ĐB Sông Hồng khoảng 29%; ĐB sông Cửu Long khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%. Với số lượng heo được nuôi ngày càng tăng nhanh qua các năm cho thấy xu hướng nuôi heo trong hộ nông dân được tăng lên

1.8. Một số công trình đã nghiên cứu.

Luận văn thạc sỹ kinh tế về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre năm 2008 của Phạm Đăng Đoan Thuần. Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre và tác giả đã kết luận hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

33

tế của trang trại. Công trình nghiên cứu này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và giải pháp cho phát kinh tế trang trại ngành chăn nuôi nói chung nên hạn chế của nó là các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác nhau thì có đặc trưng khác nhau, nên giải pháp khác nhau nên không thể dùng chung một giải pháp được. Thêm vào đó, tác giả mới giới hạn nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại mà chưa tìm hiểu nguyên nhân của các ảnh hưởng đó, nên các giải pháp được đưa ra có tính thuyết phục chưa cao.

Trương Thị Minh Sâm và các tác giả (2002), nghiên cứu kinh tế trang trại ở Nam Bộ, thực trạng và giải pháp thì kinh tế trang trại càng phát triển càng thể hiện rõ tính tích cực và xu hướng phát triển hợp quy luật, đi từ sản xuất hàng hóa nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Sự phát triển về quy mô tốc độ, sự điều chỉnh, sắp đặt hợp lý hơn cơ cấu sản xuất – kinh doanh, sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong nền nông nghiệp.

Lê Văn Thu (2004) về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Thăng Bình tỉnh Quang Nam năm 2004. Thông qua nghiên cứu, tác giả cho biết được các yếu tố vốn, tuổi, lao động, vùng có ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại nói chung và từ đó đưa ra giải pháp. Tuy nhiên hạn chế của các nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra giải pháp chung cho các loại trang trại, chứ chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng loại trang trại trong đó có trang trại nuôi heo.

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại. Chúng tôi cho rằng những công trình khoa học trên là những tư liệu rất quý báu cả về mặt lý luận và thực tiễn và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

35

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Trảng Bom có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, gần thành phố Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh là những trung tâm kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của tỉnh Đồng Nai và Đông nam bộ, với nhiều khu công nghiệp tập trung, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có sức hút đầu tư từ bên ngoài và có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và văn hóa xã hội. Huyện Trảng Bom có 16 xã và 1 thị trấn. Phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp Thành phố Biên hòa, phía nam giáp huyện Long Thành, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu, thời tiết

Trảng Bom nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ bình quân năm 2010 là 26,3 o C. Chênh lệch về nhiệt độ giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 28 - 109)