Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 52)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

2.2.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Dữ liêu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng thống kê các huyện, cục thống kê tỉnh, tổng cục thống kê, sở NN&PTNT, các tạp chí khoa học của tỉnh.

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn (bảng câu hỏi). Việc điều tra thử được tiến hành trên 10 nông hộ để rút kinh nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp, sau đó tiến hành phỏng vấn để thu thập thông tin. Số lượng điều tra là 90 nông hộ chăn nuôi heo của một số xã của huyện Trảng Bom. Đặc điểm của hộ nông dân bao gồm: Giới tính, kinh nghiệm chăn nuôi, trình độ văn hóa, kiến thức nông nghiệp...Các đầu vào bao gồm: Lao động, con giống, vốn, số lượng thức ăn, thuốc thú y...Đầu ra bao gồm: Sản lượng chăn nuôi heo, trọng lượng heo xuất chuồng, thu nhập trang trại, hộ.

Tình hình phân bổ các nông hộ điều tra: Với phương pháp điều tra

chọn mẫu đủ lớn, số liệu được thu thập có thể đánh giá được tình hình phát triển và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo của hộ nông dân ở huyện Trảng Bom.

43

Số liệu được điều tra 90 hộ chăn nuôi heo được phân bổ cho 7 xã, thị trấn của huyện như bảng 2.4:

Bảng 2.4. Phân bổ điều tra nông hộ chăn nuôi heo

Huyện /Tp Số hộ Bắc Sơn 19 Cây Gáo 12 Giang Điền 13 Hố Nai 3 7 Quảng Tiến 13 Sông Trầu 10 Tây Hòa 16 Tổng 90

Nguồn: Số liệu điều tra và khảo sát của tác giả

Số nông hộ chăn nuôi heo được tập trung điều tra nhiều ở các xã như Bắc Sơn, Tây Hòa, Quảng Tiến và Giang Điền vì những địa phương này có ngành chăn nuôi heo tương đối phát triển và số lượng hộ chăn nuôi nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 52)