Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 45 - 47)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trảng Bom

Đồng Nai nằm ở khu vực cữa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam kết nối ba vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây nguyên, có thể giao thương trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đồng Nai có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra khá nhanh đã làm biến đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

37

Trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã năng động phát huy thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: GDP giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân hàng năm là 13,2%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tỉ trọng các ngành trong GDP thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 : Tỷ trọng các ngành trong GDP ĐVT: %

Các ngành Năm 2005 2007 2010

Công nghiệp – Xây dựng 57,00 57,92 57,20

Dịch vụ 28,03 29,98 34,10

Nông lâm nghiệp, thủy sản 14,96 12,10 8,70

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2005 - 2010.

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 35,6%; giá trị sản xuất công nghiêp năm 2010 gấp 4,6 lần năm 2000. Ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm tỷ trọng trên 98% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2000 trên địa bàn tỉnh có 3.342 cơ sở sản xuất công nghiệp, thì đến năm 2010 đã có 5.110 cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động, tăng 1.768 cơ sở so với năm 2000 (Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010).

Số liệu thống kê cho thấy về lao động việc làm và thu nhập, kinh tế tăng trưởng có tác động tích cực tạo ra nhiều việc làm mới, và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ và lao động có tay nghề tăng lên; lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm. Ở Đồng Nai, năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm 45,6% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, đến năm 2010 xuống còn 30%; lao động phi nông nghiệp tăng từ 55,4 năm 2005 lên 70% năm 2010.

38

Kết quả điều tra mức sống dân cư các năm cho thấy thu nhập của dân cư tăng khá. Thu nhập (1 người/tháng) từ 1.005.110 đồng năm 2007 tăng lên 1.879.556 đồng năm 2010, gấp 1,87 lần. Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống. Nếu như năm 2007 chi tiêu bình quân của 1 người/tháng là 690.172 đồng, thì năm 2010 là 1.290.438 đồng, gấp 1,87 lần. Tình hình thu nhập thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân đầu người/năm, 2007 – 2010

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

- Thu nhập bình quân/người/tháng

Trong đó: thu nhập từ nông, lâm, thủy sản

1.005 191 1.309 300 1.642 493 1.879 640 - Chi tiêu bình quân/người/tháng 690 792 990 1.290

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2007 - 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w