MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 109)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1.8. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU

Luận văn thạc sỹ kinh tế về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre năm 2008 của Phạm Đăng Đoan Thuần. Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre và tác giả đã kết luận hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

33

tế của trang trại. Công trình nghiên cứu này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và giải pháp cho phát kinh tế trang trại ngành chăn nuôi nói chung nên hạn chế của nó là các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác nhau thì có đặc trưng khác nhau, nên giải pháp khác nhau nên không thể dùng chung một giải pháp được. Thêm vào đó, tác giả mới giới hạn nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại mà chưa tìm hiểu nguyên nhân của các ảnh hưởng đó, nên các giải pháp được đưa ra có tính thuyết phục chưa cao.

Trương Thị Minh Sâm và các tác giả (2002), nghiên cứu kinh tế trang trại ở Nam Bộ, thực trạng và giải pháp thì kinh tế trang trại càng phát triển càng thể hiện rõ tính tích cực và xu hướng phát triển hợp quy luật, đi từ sản xuất hàng hóa nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Sự phát triển về quy mô tốc độ, sự điều chỉnh, sắp đặt hợp lý hơn cơ cấu sản xuất – kinh doanh, sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong nền nông nghiệp.

Lê Văn Thu (2004) về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Thăng Bình tỉnh Quang Nam năm 2004. Thông qua nghiên cứu, tác giả cho biết được các yếu tố vốn, tuổi, lao động, vùng có ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại nói chung và từ đó đưa ra giải pháp. Tuy nhiên hạn chế của các nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra giải pháp chung cho các loại trang trại, chứ chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng loại trang trại trong đó có trang trại nuôi heo.

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại. Chúng tôi cho rằng những công trình khoa học trên là những tư liệu rất quý báu cả về mặt lý luận và thực tiễn và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.

35

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Trảng Bom có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, gần thành phố Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh là những trung tâm kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của tỉnh Đồng Nai và Đông nam bộ, với nhiều khu công nghiệp tập trung, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có sức hút đầu tư từ bên ngoài và có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và văn hóa xã hội. Huyện Trảng Bom có 16 xã và 1 thị trấn. Phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp Thành phố Biên hòa, phía nam giáp huyện Long Thành, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu, thời tiết

Trảng Bom nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ bình quân năm 2010 là 26,3 o C. Chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 o C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là 2.243 giờ. Độ ẩm trung bình năm 2010 là 80%. Với nhiệt độ cao quanh năm, Trảng Bom rất thích hợp cho cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây lâu năm như: tiêu, điều, cà phê, chôm chôm,… Ngoài ra, đất Trảng Bom cũng rất thích hợp cho việc trồng các cây ngắn ngày và lương thực: ngô, mía, đậu nành,…

36

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom – Đồng Nai - Địa hình

Địa hình huyện Trảng Bom tương đối bằng phẳng, độ dốc < 15 o nên khá thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp. Địa hình một số xã (An Viễn, Giang Điền, Sông Trần, Bắc Sơn) còn có sự kết hợp với ao hồ, thác ghềnh tự nhiên tạo nên những khu du lịch sinh thái.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trảng Bom

Đồng Nai nằm ở khu vực cữa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam kết nối ba vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây nguyên, có thể giao thương trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đồng Nai có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra khá nhanh đã làm biến đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

37

Trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã năng động phát huy thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: GDP giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân hàng năm là 13,2%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tỉ trọng các ngành trong GDP thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 : Tỷ trọng các ngành trong GDP ĐVT: %

Các ngành Năm 2005 2007 2010

Công nghiệp – Xây dựng 57,00 57,92 57,20

Dịch vụ 28,03 29,98 34,10

Nông lâm nghiệp, thủy sản 14,96 12,10 8,70

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2005 - 2010.

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 35,6%; giá trị sản xuất công nghiêp năm 2010 gấp 4,6 lần năm 2000. Ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm tỷ trọng trên 98% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2000 trên địa bàn tỉnh có 3.342 cơ sở sản xuất công nghiệp, thì đến năm 2010 đã có 5.110 cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động, tăng 1.768 cơ sở so với năm 2000 (Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010).

Số liệu thống kê cho thấy về lao động việc làm và thu nhập, kinh tế tăng trưởng có tác động tích cực tạo ra nhiều việc làm mới, và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ và lao động có tay nghề tăng lên; lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm. Ở Đồng Nai, năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm 45,6% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, đến năm 2010 xuống còn 30%; lao động phi nông nghiệp tăng từ 55,4 năm 2005 lên 70% năm 2010.

38

Kết quả điều tra mức sống dân cư các năm cho thấy thu nhập của dân cư tăng khá. Thu nhập (1 người/tháng) từ 1.005.110 đồng năm 2007 tăng lên 1.879.556 đồng năm 2010, gấp 1,87 lần. Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống. Nếu như năm 2007 chi tiêu bình quân của 1 người/tháng là 690.172 đồng, thì năm 2010 là 1.290.438 đồng, gấp 1,87 lần. Tình hình thu nhập thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân đầu người/năm, 2007 – 2010

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

- Thu nhập bình quân/người/tháng

Trong đó: thu nhập từ nông, lâm, thủy sản

1.005 191 1.309 300 1.642 493 1.879 640 - Chi tiêu bình quân/người/tháng 690 792 990 1.290

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2007 - 2010.

2.1.3. Dân số, lao động

Theo kết quả thống kê, huyện Trảng Bom năm 2009, tổng diện tích tự nhiên là 323,7 km2, dân số 248.336 người, số hộ là 40.788. Mật độ dân số là 767,22 người/km2.

Dân cư huyện Trảng Bom phân bố tập trung nhiều ở thị trấn, dọc theo quốc lộ 1A và xung quanh các khu công nghiệp. Số lao động đang làm việc trong các ngành là 139.465 (chiếm tỷ lệ 56,16% dân số của huyện và chiếm tỷ lệ 78,% số người trong độ tuổi lao động). Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 18,78% (riêng thủy sản chiếm 1,13%); ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ 58,4%; ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 18,05% và khu vực hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ 4,76% (Phòng thống kê huyện Trảng Bom, 2009).

39

Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom giảm đáng kể qua các năm. Năm 2000 tỉ lệ ngành nông, lâm nghiệp chiếm 60,25% trong tổng số lao động thì đến năm 2009 tỷ lệ ngành nông, lâm nghiệp còn lại là 17,65%.

Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh đã tác động tích cực đến việc làm, thu nhập của người lao động; đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Bảng 2.3 và hình 2.2 thể hiện mức chi tiêu bình quân vào những nhu yêu phẩm của dân cư huyện Trảng Bom năm 2010.

Bảng 2.3 : Mức sống (tiêu dùng bình quân một người/ tháng) năm 2010

Chỉ tiêu

Bình quân chung toàn huyện

Tr. đó hộ sản xuất phi nông nghiệp Tổng số Cơ cấu

(%)

Tổng số

(đồng) (đồng)

Tổng chi tiêu cuối cùng 1.533.158 100 1.914.067 100 1. Chi ăn uống

695.893 45,39 927.730 48,47

2. Chi may mặc 107.174 6,99 126.207 6,59

3. Chi đi lại 123.346 8,05 142.832 7,46

4. Chi văn hóa – giáo dục 126.635 8,26 180.738 9,44

5. Chi y tế 39.845 2,60 120.450 6,29

6. Chi dịch vụ nhà ở, điện nước, chất

đốt 113.068 7,37 148.776 7,77

7. Chi mua sắm tài sản 94.976 6,19 117.564 6,14

8. Chi khác 232.220 15,15 149.770 7,82

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom 2010

Trong bảng 2.3, nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp chi tiêu nhiều hơn 20% so với chi tiêu chung của huyện. Đáng chú ý là nhóm hộ sản xuất phi nông

40

nghiệp có mức chi tiêu cho y tế gấp gần 3 lần so với bình quân chung toàn huyện; trong lúc chi khác thấp hơn cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối.

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Trảng Bom 2010.

Hình 2.2. Mức sống dân cư (tiêu dùng bình quân một người/tháng) năm

2009- Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom 2009.

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế chăn nuôi heo ở các hộ. hộ.

* Thuận lợi:

Huyện Trảng Bom nằm ở cữa ngỏ vào Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý và mặt bằng chăn nuôi thuận lợi, nguồn nước đảm bảo, khí hậu ôn hòa rất ít bị thiên tai, xây dựng chuồng trại nói riêng và chăn nuôi nói chung ít bị tác động của gió bão, lạnh giá bất thường.

Trảng Bom là Huyện tập trung nhiều khu công nghiệp với các xí nghiệp, cơ sở chế biến nông sản và thức ăn gia súc, và một thị trường tiêu thụ nội địa, giúp người dân có điều kiện “làm tận gốc, bán tận ngọn”.

Nằm trong vùng tam giác tăng trưởng, gắn liền với sự phát triển của các thành phố lớn và các khu công nghiệp, với một thị trường tiêu thụ rộng

41

lớn kế cận là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.

Tiềm năng đất đai dồi dào, vị trí thuận lợi, các trang trại dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại nhất, các chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh… tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế chăn nuôi heo phát triển.

* Khó khăn:

Hiện nay, các hộ thiếu vốn để sản xuất, việc vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Giá thức ăn công nghiệp của nước ta hiện cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10 – 20%, nếu không xây dựng thành công các vùng nguyên liệu và quản lý tốt nhập khẩu nguyên liệu chặt chẽ thì khó có thể rút ngắn khoảng cách về giá thức ăn.

Hình 3.3. Những khó khăn của nông hộ chăn nuôi heo

Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của lạm phát, giá xăng dầu tăng, giá nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc tăng làm cho giá cả thức ăn gia súc biến động tăng mạnh, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi heo. Dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng … thường xuyên xảy ra làm cho giá cả đầu ra của chăn nuôi cũng thường xuyên biến động. Ô nhiễm

42

môi trường, thiếu đất, thiếu kỹ thuật cũng là những vấn đề các nông hộ chăn nuôi heo quan tâm.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, khó giữ được thế ổn định lâu dài. Hầu hết các chủ hộ chăn nuôi dựa theo kinh nghiệm là chính, trình độ KHKT, trình độ tổ chức quản lý có hạn….. dẫn đến năng suất chưa cao.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

Dữ liêu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng thống kê các huyện, cục thống kê tỉnh, tổng cục thống kê, sở NN&PTNT, các tạp chí khoa học của tỉnh.

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn (bảng câu hỏi). Việc điều tra thử được tiến hành trên 10 nông hộ để rút kinh nghiệm cho người phỏng vấn và điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp, sau đó tiến hành phỏng vấn để thu thập thông tin. Số lượng điều tra là 90 nông hộ chăn nuôi heo của một số xã của huyện Trảng Bom. Đặc điểm của hộ nông dân bao gồm: Giới tính, kinh nghiệm chăn nuôi, trình độ văn hóa, kiến thức nông nghiệp...Các đầu vào bao gồm: Lao động, con giống, vốn, số lượng thức ăn, thuốc thú y...Đầu ra bao gồm: Sản lượng chăn nuôi heo, trọng lượng heo xuất chuồng, thu nhập trang trại, hộ.

Tình hình phân bổ các nông hộ điều tra: Với phương pháp điều tra

chọn mẫu đủ lớn, số liệu được thu thập có thể đánh giá được tình hình phát triển và phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo của hộ nông dân ở huyện Trảng Bom.

43

Số liệu được điều tra 90 hộ chăn nuôi heo được phân bổ cho 7 xã, thị trấn của huyện như bảng 2.4:

Bảng 2.4. Phân bổ điều tra nông hộ chăn nuôi heo

Huyện /Tp Số hộ Bắc Sơn 19 Cây Gáo 12 Giang Điền 13 Hố Nai 3 7 Quảng Tiến 13 Sông Trầu 10 Tây Hòa 16 Tổng 90

Nguồn: Số liệu điều tra và khảo sát của tác giả

Số nông hộ chăn nuôi heo được tập trung điều tra nhiều ở các xã như Bắc Sơn, Tây Hòa, Quảng Tiến và Giang Điền vì những địa phương này có ngành chăn nuôi heo tương đối phát triển và số lượng hộ chăn nuôi nhiều

2.2.2 . Phương pháp phân tích

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là cách thức thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu; đây là phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu. Thông qua phương pháp mô tả nhằm làm rõ các mục đích cụ thể dưới đây:

Mô tả nhằm xác định và báo cáo về thực trạng

Trong phần mô tả, sắp xếp các dữ liệu dùng một số chỉ tiêu như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệch chuẩn và ước lượng khoảng tin cậy cho các chỉ tiêu nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá kinh tế trang trại heo ở huyện Trảng Bom.

44

2.2.2.2. Phương pháp lịch sử

Là phương pháp đánh giá được đặt trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và trên quan điểm trạng thái, xu hướng phát triển.

Sử dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến trang trại heo đã diễn ra trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó góp phần xây dựng các giải pháp để phát triển kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w