3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi heo của trang trại
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi của trang trại, chúng tôi cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc trọng lượng xuất chuồng bình quân (kg/con/lứa) và các biến độc lập là quy mô đàn heo, số m2 chuồng trại cho 1 heo, trọng lượng con giống, kinh nghiệm của chủ hộ, thời gian nuôi, chi phí thức ăn bình quân, loại thức ăn, nguồn gốc giống.
Mô hình 1A: kết quả kết xuất của mô hình ước lượng với số mẫu n = 90 (xem mô hình 1A - phần phụ lục) cho thấy P(F- statistic) = 0.000000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 10%. Như vậy giả thiết H0 bị bác bỏ, mô hình ước lượng tồn tại vì có ít nhất một tham số ước lượng khác không.
Cũng từ kết quả kết xuất trên ta đoán X7 không cần thiết vì trị tuyệt đối của T-Statistic nhỏ hơn 1,96; ta dùng kiểm định Wald để test (Kết quả kiểm định thể hiện ở phần phụ lục). Do Prob(F-Statistic) = 0,000739<0.05, nên bác bỏ giả thuyết Ho: β3 = β5 = 0. Như vậy biến X7 vẫn cần thiết trong mô hình. Tuy nhiên, so với các biến khác độ tin cậy của biến X7 không cao (do có mức sai số cao).
Kết quả ước lượng các hệ số được thể hiện trong bảng 3.13
Bảng 3.13. Ước lượng tham số mô hình năng suất – Mô hình 1A
Biến số Giá trị ước lượng của thông số 1, Hằng số
(C)
1,083637 (1,927413) * 2, Quy mô đàn heo
(X1)
0,161321 (3,609437) *** 3, Số m2 chuồng trại cho 1 heo
(X2)
-0,637119 (-5,691509) ***
Biến số Giá trị ước lượng của thông số
(X3) (2,147669) **
5, Kinh nghiệm của chủ hộ (X4)
0,223818 (4,812285) *** 6, Thời gian nuôi
(X5)
0,580355 (4,285007) *** 7, Chi phí thức ăn bình quân
(X6) 0,104001 (2,183153) ** 8, Biến Dummy (X7) -0,008281 (-0,698367) ** 9, Biến Dummy (X8) 0,020789 (1,899264) * R2 0,885203
Chú thích: số trong ngoặc là chỉ số t- Statistic; dấu (***),(**),(*) chỉ mức ý nghĩa lần lượt là 1%; 5%; 10%.
Số được đặt trong ngoặc đơn trong bảng 3.13. là giá trị kiểm định t- Statistic. Trị thống kê T dùng trong kiểm định giả thiết để xác định mức ý nghĩa thống kê của các tham số trong các mô hình.
Từ kết quả hồi qui trong bảng 3.12. mô hình năng suất của hộ chăn nuôi được cụ thể bằng các hệ số là: LOG(Y) = 1,083636758 + 0,1613207357*LOG(X1) – 0,6371186873*LOG(X2) + 0,04987047362*LOG(X3) + 0,2238180527*LOG(X4) + 0,5803549466*LOG(X5) + 0,104010924*LOG(X6) – 0,008281450937*X7 + 0,02078937302*X8 Trong đó :
X1: Quy mô đàn heo (con/ lứa) X2: Số m2 chuồng trại cho 1 heo X3: Trọng lượng con giống (kg/con) X4 :Kinh nghiệm của chủ hộ (năm) X5: Thời gian nuôi
X6: Chi phí thức ăn bình quân/ con ( đồng) X7: Loại thức ăn
X8: Nguồn gốc giống
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của các biến (X1, X3, X4, X5, X8) có dấu dương như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê.
Biến quy mô đàn heo đồng biến với tăng trọng bình quân của heo như kỳ vọng đặt ra, khi quy mô đàn heo tăng 1% sẽ làm tăng trọng bình quân của heo xuất chuồng tăng 0,1613% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Biến trọng lượng con giống và tăng trọng bình quân của heo có quan hệ đồng biến trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1% trọng lượng con giống thì tăng trọng bình quân của heo xuất chuồng là 0,0498%.
Biến kinh nghiệm của chủ hộ có quan hệ đồng biến với tăng trọng bình quân của heo, kinh nghiệm nuôi heo của chủ hộ (có số năm tăng 1%) thì trọng lượng bình quân của heo tăng bình quân 0,2238% trong điều kiện giữ nguyên các biến khác. Qua đây cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến tăng trọng bình quân của heo.
Biến thời gian nuôi có quan hệ đồng biến với tăng trọng bình quân của heo, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng 1% thời gian nuôi thì tăng trọng bình quân của heo tăng bình quân 0,5803%.
Qua kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của các biến (X2, X7) nghịch biến với thu nhập của hộ gia đình.
Biến X2 trong mô hình năng suất nghich biến với biến Y: có thể do chuồng rộng làm cho heo hoạt động nhiều nên năng lượng tiêu tốn nhiều làm giảm trong lượng; ở đây cũng thể hiện tính không chuyên môn trong chăn nuôi.
Biến X7 nghịch biến do sự tự phối hợp pha trộn thức ăn chưa chuyên nghiệp, ở đây sử dụng cám tự pha trộn làm cho năng suất heo kém hơn so với dùng thức ăn nhà máy có thể do hỗn hợp pha trộn chưa bảo đảm thành phần và tỷ lệ các chất cần thiết theo yêu cầu kỹ thuật các thời kỳ sinh trưởng của heo.