Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 54 - 56)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

2.2.3.Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

2. 2.3.1. Tổng doanh thu của hoạt động kinh tế nông hộ:

Tổng doanh thu được tính bằng tổng các loại sản phẩm nhân với giá sản phẩm tương ứng :

Doanh thu =Khối lượng tiêu thụ x đơn giá bán

2.2.3.2. Lợi nhuận của hoạt động kinh tế nông hộ:

Lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình

sản xuất kinh doanh nông nghiệp của trang trại/nông hộ Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

2.2.3.3. Thu nhập lao động gia đình của hoạt động kinh tế trang trại/nông hộ:

Thu nhập lao động gia đình được tính từ thu nhập ròng của hoạt động

kinh tế trang trại/nông hộ và thu nhập của lao động gia đình trong quá trình lao động, trực tiếp tổ chức sản xuất:

Thu nhập = Lợi nhuận + Thu nhập lao động gia đình

Trong đó, Thu nhập lao động gia đình = ngày công x đơn giá thị trường (Chi phí cơ hội của lao động gia đình)

2.2.3.4. Hàm năng suất:

Hàm sản xuất là sự thể hiện mối quan hệ hiện vật giữa đầu vào, đầu ra trong sản xuất. Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỷ thuật nhất định.

46

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng hàm sản xuất với mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến năng suất heo của các trang trại dựa trên cơ sở các số liệu thu thập từ thực tế nhằm cũng cố thêm các giả thiết để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn cũng như dự báo kịp thời các hoạt động sản xuất. Theo ngôn ngữ toán học mô hình có dạng như sau:

Y = f(X1, X2, X3,…, Xn)

Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa lượng đầu ra (Y) và các lượng đầu vào (X1, X2, X3,…, Xn). Trong đó hàm Cobb – Douglas là hàm thể hiện một cách trực quan qui luật phổ biến trong kinh tế học, thường được sử dụng để đán h giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất, sản lượng đầu ra trong sản xuất nông nghiệp và ước lượng mức sử dụng vật tư tối ưu. Đó là qui luật năng suất cận biên giảm dần, qui luật này cho rằng khi một yếu tố sử dụng ngày càng nhiều hơn trong khi các yếu tố khác không đổi thì mức tăng tổng sản lượng đến một lúc nào đó sẽ giảm đi. Hàm sản xuất trên được sử dụng trong đề tài để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất heo, chúng tôi chọn tiêu thức năng suất để tính toán là thích hợp vì nó hàm chứa đặc trưng và năng lực sản xuất của trang trại, hàm có dạng sau:

Y = C. X1α1. X2α2 .X3α3 .X4α4. X5α5 .X6α6 .X7α7. X8α8.E

Bảng 2.5 . Kỳ vọng dấu của các biến độc lập (Xi) với biến phụ thuộc (Y)

Các

biến Định nghĩa

Kỳ vọng dấu Y Trọng lượng xuất chuồng bình quân ( kg/con/lứa); Y ≥ 0

X1 Qui mô đàn heo (con) +

X2 Số m2 chuồng trại cho 1 heo (m2/1con) +

X3 Trọng lượng con giống (kg/con) +

47

X5 Lượng thức ăn (kg/con/lứa) +

X6 Thời gian nuôi (tháng) +

X7 Thức ăn (tự phối hợp = 1, kết hợp cám nhà máy = 0) + X8 Nguồn gốc giống (tự sản xuất = 1, giống mua = 0) +

C Hằng số

E Sai số của mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

αi (i = 1, 2, …, n): hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của Xi (đầu vào) đối với Y. (αi chính là độ co giãn riêng của từng yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất, thể hiện tỷ lệ % thay đổi của Y đối với 1% thay đổi của Xi, trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 54 - 56)