3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1.6. TÌNH HÌNH VỀ CHĂN NUÔI TRÊN THẾ GIỚI :
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2 triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau: Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con bò.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7
27
triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới: số đầu lợn hàng năm số một là Trung Quốc 451,1 triệu con, nhì Hoa Kỳ 67,1 triệu, ba Brazin 37,0 triệu, Việt Nam đứng thứ 4 có 27,6 triệu con và thứ năm Đức 26,8 triệu con lợn.
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới.
Chăn nuôi Vịt nhất Trung Quốc có 771 triệu con, nhì Việt Nam 84 triệu, ba Indonesia 42,3 triệu, bốn Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5 triệu con Vịt.
Về số lượng vật nuôi của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Đức là những cường quốc, trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và thứ 13 về số lượng gà.
Bảng 1.1. CÁC NƯỚC CÓ SỐ LƯỢNG HEO NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI
Đơn vị tính: con
STT Tên nước Đơn vị Số lượng
1 China Con 451.177.581
2 United States of America Con 67.148.000
3 Brazil Con 37.000.000
4 Viet Nam Con 27.627.700
5 Germany Con 26.886.500
6 Spain Con 26.289.600
7 Russian Federation Con 16.161.860
8 Mexico Con 16.100.000
28
10 Poland Con 14.278.647
30
Bảng 1.2: PHÂN BỐ SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM THẾ GIỚI NĂM 2009 Trâu (Con) Bò (Con) Dê (Con) Cừu (Con) Lợn (Con) Gà (1000 con) Vịt (1000 con) Thế giới 182.275.837 1.164.893.633 591.750.636 816.967.639 877.569.546 14.191.101 1.008.332 Châu Á 176.797.915 407.423.038 415.238.186 345.158.332 534.329.449 9.101.291 953.859 Châu Âu 317.922 114.204.134 15.911.331 100.146.054 183.050.883 1.895.583 49.478 Châu Phi 4.000.000 175.046.563 137.580.921 199.832.226 5.858.898 708.019 10 Châu Mỹ 1.160.000 430.340.339 22.925.369 66.707.744 151.705.814 2.374.152 3.512 Châu Úc 37.879.559 94.829 105.123.283 2.624.502 112.056 1.473
31
Qua bảng số liệu (Bảng 1.1) cho thấy Việt Nam là một nước có số lượng heo tương đối lớn, đứng thứ 4 thế giới, song xét về nước có sản lượng thịt cao thì không có Việt Nam. Điều này cho thấy rằng sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chưa có hiệu quả cao.
Bảng 1.3. CÁC NƯỚC CÓ SẢN LƯỢNG THỊT CAO NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009
STT Tên nước Đơn vị Số lượng
1 China Tấn 78.213.727
2 United States of America Tấn 41.615.895
3 Brazil Tấn 22.465.157 4 Germany Tấn 7.903.472 5 Russian Federation Tấn 6.570.400 6 Mexico Tấn 5.641.451 7 France Tấn 5.536.634 8 Spain Tấn 5.311.468 9 Canada Tấn 4.476.805 10 Argentina Tấn 4.439.060
(Nguồn: Thống kê của tổ chức FAO năm 2010)
1.7. Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Truyền thống, kinh nghiệm chăn nuôi heo đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho heo có thể dễ dàng kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những điều kiện thuận lợi đối với người nông dân. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi mà hộ gia đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân đã biết tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi heo đang được coi là mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu. Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu heo nhiều là vùng ĐBSH có 7,2 triệu con,
32
chiếm 27,1% tổng đàn heo trong cả nước; Đông Bắc 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; ĐNB 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; DHNTB 2,4 triệu con, chiếm 9,0%.
Các tỉnh có số đầu heo lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 01/4/2010 là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang.
Tổng đàn heo nái thời điểm 01/4/2010 là 4,18 triệu con (chiếm 15,3% tổng đàn), tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Các vùng có số lượng heo nái nhiều là ĐBSH có khoảng 1,18 triệu con, chiếm 28,4% tổng số heo nái trong cả nước; Đông Bắc khoảng 643 ngàn con, chiếm 15,4%; Bắc trung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; ĐB sông Cửu Long khoảng 513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%.
Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 290-300 ngàn tấn thịt heo hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các vùng sản xuất thịt heo có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: ĐB Sông Hồng khoảng 29%; ĐB sông Cửu Long khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%. Với số lượng heo được nuôi ngày càng tăng nhanh qua các năm cho thấy xu hướng nuôi heo trong hộ nông dân được tăng lên
1.8. Một số công trình đã nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ kinh tế về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre năm 2008 của Phạm Đăng Đoan Thuần. Tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre và tác giả đã kết luận hình thức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinh doanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
33
tế của trang trại. Công trình nghiên cứu này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và giải pháp cho phát kinh tế trang trại ngành chăn nuôi nói chung nên hạn chế của nó là các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác nhau thì có đặc trưng khác nhau, nên giải pháp khác nhau nên không thể dùng chung một giải pháp được. Thêm vào đó, tác giả mới giới hạn nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại mà chưa tìm hiểu nguyên nhân của các ảnh hưởng đó, nên các giải pháp được đưa ra có tính thuyết phục chưa cao.
Trương Thị Minh Sâm và các tác giả (2002), nghiên cứu kinh tế trang trại ở Nam Bộ, thực trạng và giải pháp thì kinh tế trang trại càng phát triển càng thể hiện rõ tính tích cực và xu hướng phát triển hợp quy luật, đi từ sản xuất hàng hóa nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Sự phát triển về quy mô tốc độ, sự điều chỉnh, sắp đặt hợp lý hơn cơ cấu sản xuất – kinh doanh, sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong nền nông nghiệp.
Lê Văn Thu (2004) về một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Thăng Bình tỉnh Quang Nam năm 2004. Thông qua nghiên cứu, tác giả cho biết được các yếu tố vốn, tuổi, lao động, vùng có ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của trang trại nói chung và từ đó đưa ra giải pháp. Tuy nhiên hạn chế của các nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra giải pháp chung cho các loại trang trại, chứ chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng loại trang trại trong đó có trang trại nuôi heo.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đều đề cập đến những vấn đề cơ bản của kinh tế trang trại. Chúng tôi cho rằng những công trình khoa học trên là những tư liệu rất quý báu cả về mặt lý luận và thực tiễn và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
35
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, huyện Trảng Bom có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, gần thành phố Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh là những trung tâm kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật lớn của tỉnh Đồng Nai và Đông nam bộ, với nhiều khu công nghiệp tập trung, có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, có sức hút đầu tư từ bên ngoài và có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và văn hóa xã hội. Huyện Trảng Bom có 16 xã và 1 thị trấn. Phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp Thành phố Biên hòa, phía nam giáp huyện Long Thành, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu, thời tiết
Trảng Bom nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ bình quân năm 2010 là 26,3 o C. Chênh lệch về nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 o C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là 2.243 giờ. Độ ẩm trung bình năm 2010 là 80%. Với nhiệt độ cao quanh năm, Trảng Bom rất thích hợp cho cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây lâu năm như: tiêu, điều, cà phê, chôm chôm,… Ngoài ra, đất Trảng Bom cũng rất thích hợp cho việc trồng các cây ngắn ngày và lương thực: ngô, mía, đậu nành,…
36
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom – Đồng Nai - Địa hình
Địa hình huyện Trảng Bom tương đối bằng phẳng, độ dốc < 15 o nên khá thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp. Địa hình một số xã (An Viễn, Giang Điền, Sông Trần, Bắc Sơn) còn có sự kết hợp với ao hồ, thác ghềnh tự nhiên tạo nên những khu du lịch sinh thái.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Trảng Bom
Đồng Nai nằm ở khu vực cữa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam kết nối ba vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây nguyên, có thể giao thương trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đồng Nai có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra khá nhanh đã làm biến đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
37
Trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã năng động phát huy thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: GDP giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân hàng năm là 13,2%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Tỉ trọng các ngành trong GDP thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 : Tỷ trọng các ngành trong GDP ĐVT: %
Các ngành Năm 2005 2007 2010
Công nghiệp – Xây dựng 57,00 57,92 57,20
Dịch vụ 28,03 29,98 34,10
Nông lâm nghiệp, thủy sản 14,96 12,10 8,70
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2005 - 2010.
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 35,6%; giá trị sản xuất công nghiêp năm 2010 gấp 4,6 lần năm 2000. Ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm tỷ trọng trên 98% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2000 trên địa bàn tỉnh có 3.342 cơ sở sản xuất công nghiệp, thì đến năm 2010 đã có 5.110 cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động, tăng 1.768 cơ sở so với năm 2000 (Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, 2010).
Số liệu thống kê cho thấy về lao động việc làm và thu nhập, kinh tế tăng trưởng có tác động tích cực tạo ra nhiều việc làm mới, và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ và lao động có tay nghề tăng lên; lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm. Ở Đồng Nai, năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm 45,6% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, đến năm 2010 xuống còn 30%; lao động phi nông nghiệp tăng từ 55,4 năm 2005 lên 70% năm 2010.
38
Kết quả điều tra mức sống dân cư các năm cho thấy thu nhập của dân cư tăng khá. Thu nhập (1 người/tháng) từ 1.005.110 đồng năm 2007 tăng lên 1.879.556 đồng năm 2010, gấp 1,87 lần. Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống. Nếu như năm 2007 chi tiêu bình quân của 1 người/tháng là 690.172 đồng, thì năm 2010 là 1.290.438 đồng, gấp 1,87 lần. Tình hình thu nhập thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2 : Thu nhập bình quân đầu người/năm, 2007 – 2010
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
- Thu nhập bình quân/người/tháng
Trong đó: thu nhập từ nông, lâm, thủy sản
1.005 191 1.309 300 1.642 493 1.879 640 - Chi tiêu bình quân/người/tháng 690 792 990 1.290
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2007 - 2010.
2.1.3. Dân số, lao động
Theo kết quả thống kê, huyện Trảng Bom năm 2009, tổng diện tích tự nhiên là 323,7 km2, dân số 248.336 người, số hộ là 40.788. Mật độ dân số là 767,22 người/km2.
Dân cư huyện Trảng Bom phân bố tập trung nhiều ở thị trấn, dọc theo quốc lộ 1A và xung quanh các khu công nghiệp. Số lao động đang làm việc trong các ngành là 139.465 (chiếm tỷ lệ 56,16% dân số của huyện và chiếm tỷ lệ 78,% số người trong độ tuổi lao động). Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 18,78% (riêng thủy sản chiếm 1,13%); ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ 58,4%; ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 18,05% và khu vực hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ 4,76% (Phòng thống kê huyện Trảng Bom, 2009).
39
Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom giảm đáng kể qua các năm. Năm 2000 tỉ lệ ngành nông, lâm nghiệp chiếm 60,25% trong tổng số lao động thì đến năm 2009 tỷ lệ ngành nông, lâm nghiệp còn lại là 17,65%.
Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh đã tác động tích cực đến việc làm, thu nhập của người lao động; đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Bảng 2.3 và hình 2.2 thể hiện mức chi tiêu bình quân vào những nhu yêu phẩm của dân cư huyện Trảng Bom năm 2010.
Bảng 2.3 : Mức sống (tiêu dùng bình quân một người/ tháng) năm 2010
Chỉ tiêu
Bình quân chung toàn huyện
Tr. đó hộ sản xuất phi nông nghiệp Tổng số Cơ cấu
(%)
Tổng số
(đồng) (đồng)
Tổng chi tiêu cuối cùng 1.533.158 100 1.914.067 100 1. Chi ăn uống
695.893 45,39 927.730 48,47