3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
3.1.2. Đặc điểm của các hộ chăn nuôi heo được điều tra
Qua thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ 90 hộ có chăn nuôi heo thịt thuộc 7 xã ở huyện Trảng Bom. Số liệu này bao gồm các thông tin cơ bản về các hộ có trang trại nuôi heo như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, quy mô trang trại, số lao động của trang trại….
Về giới tính, chủ nông hộ là nam chiếm tỉ lệ cao hơn chiếm 71,11% trong khi đó nữ chủ hộ chiếm 28,89%. Qua điều tra 90 hộ chăn nuôi heo cho thấy học vấn của các chủ hộ tại địa bàn khảo sát chiếm tỷ lệ cao là trình độ từ lớp 9-12 với 54 người chiếm tỷ lệ 60%. Bên cạnh đó chủ hộ có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên chưa cao. Điều này sẽ không thuận lợi cho việc học tập, nâng cao trình độ của các chủ hộ và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi một cách nhanh chóng.
53 1 Giới tính 90 100 - Nam 64 71,11 - Nữ 26 28,89 2 Học vấn của chủ hộ 90 100 Từ lớp 1-8 25 27,78 Từ lớp 9-12 54 60,0 Trên lớp 12 11 12,22 3 Trình độ chuyên môn 90 100
- Đào tạo từ sơ cấp trở lên 35 38,89
- Chưa qua đào tạo 55 61,11
4 Số năm kinh nghiệm 90 100
Từ 1 đến 6 năm 20 22,2
Từ 6 đến 12 năm 51 56,7
Trên 12 năm 19 21,1
Nguồn: Tính toán tổng hợp từ điều tra
Kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho các chủ hộ, hầu hết trong các chủ hộ được khảo sát có kinh nghiệm nuôi là từ 6 đến 12 năm chiếm 56,7%, kinh nghiệm ít nhất là 3 năm và số năm kinh nghiệm cao nhất là 17 năm. Kinh nghiệm nhiều hay có ít phản ảnh sự hiểu biết của chủ hộ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh nhiều hay ít.
Số liệu này cho thấy trình độ chuyên môn của nông hộ ở Trảng Bom còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Về nghề nghiệp của các chủ hộ, hầu hết là xuất phát từ nghề nông. Như vậy người nông dân ngoài việc đồng áng ra họ còn đầu tư thêm vào lĩnh vực chăn nuôi. Lý do đơn giản của các hộ là một phần giải quyết công ăn việc làm, một phần tận dụng các sản phẩm phụ từ trồng trọt. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi là một ngành đang đem lại cho người nông một xu hướng phát triển mới nên nhiều hộ đã bỏ vốn đầu tư quy mô hơn. Do đó, đứng trước điều kiện làm ăn mới họ đã nỗ lực vươn lên để làm ăn với quy mô lớn hơn về đất đai, lao động và vốn liếng đầu tư, bằng mong muốn cuộc sống ngày một khá hơn, trong khi đó kiến thức của
54
họ lại rất hạn hẹp, đặc biệt là những tri thức để thực hành các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh và rủi ro thì hầu như các chủ trang trại còn rất mơ hồ. Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô chăn nuôi của hộ lớn lên nếu không đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi. Trình độ thấp cũng là rào cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất.
Trong thực tế của sản xuất nông nghiệp, độ tuổi của chủ trang trại hàm chứa kinh nghiệm sản xuất cũng như khả năng tiếp cận tiến bộ mới.
Qua bảng 3.5 cho ta thấy nhóm chủ trại có tỷ lệ tuổi cao nhất là từ 51- 64 chiếm 68,9% với 62 người so với tổng mẫu điều tra là 90 hộ, nhóm có tỷ lệ tuổi nhỏ nhất là từ 19-30 tuổi chiếm tỷ lệ 7,8% với 7 người. Tuổi của chủ hộ có vai trò rất lớn trong việc sản xuất kinh doanh, đối với chủ hộ có độ tuổi còn trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhưng có tính mạo hiểm cao nên có nhiều phương pháp mới trong chăn nuôi và cũng nhanh nhạy dễ dàng tiếp thu kiến thức ở các lớp tập huấn của các cán bộ phòng khuyến nông, ngược lại các chủ hộ có độ tuổi lớn hơn sẽ có nhiều kinh nghiệm, nhưng mặt khác khi tuổi càng cao thì thiếu sự mạnh dạn hơn trong áp dụng tiến bộ kỷ thuật mới và khó chấp nhận cái mới bởi vì quá nhiều kinh nghiệm.
Bảng 3.5: Đặc điểm độ tuổi của chủ nông hộ chăn nuôi heo
Độ tuổi Chủ nông hộ (người)
Tỷ lệ (%)
55
Tuổi từ 19-30 7 7,8
Tuổi từ 31-50 21 23,3
Tuổi từ 51-64 62 68,9
Tổng cộng 90 100
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra