Tình hình sử dụng nguồn lực của các hộ chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 67)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

3.1.3. Tình hình sử dụng nguồn lực của các hộ chăn nuôi

Kết quả thống kê mô tả cho thấy những chỉ tiêu phản ánh qui mô các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh tế nông hộ như sau:

• Qui mô diện tích đất chăn nuôi

Qua điều tra 90 hộ, kết quả cho thấy hộ có diện tích lớn nhất là 1.500 m2, nhỏ nhất là 30 m2. Nhìn chung quỹ đất của các hộ nông dân ở đây chủ yếu là đất được giao quyền sử dụng lâu dài. Vì vậy đây là một trong những thuận lợi cho hộ nông dân trong việc tiếp cận nguồn vay vốn chính thức từ ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất.

Quy mô đàn heo:

Số liệu điều tra cho thấy bình quân quy mô đàn heo của nông hộ là 40

con. Kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ (chiếm tỉ lệ 65%) không có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi trong thời gian tới. Nguyên nhân là do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá cả thức ăn đầu vào biến động tăng nhanh, giá cả đầu ra không ổn định, thiếu thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi không đồng bộ, không xử lý được ô nhiễm môi trường, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ còn thấp, khả năng quản lý, kiến thức kinh tế thị trường hạn chế không phù hợp với chăn nuôi tập trung quy mô lớn

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng nguồn lực của nông hộ chăn nuôi heo

Đvt Nông hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Diện tích đất m2 30 1.500 850

Qui mô đàn Con 15 68 40

Vốn đầu tư tài sản cố

56

Tr.đ

Lao động gia đình Người 1 4 2,5

Lao động thuê ngoài Người 0 1 0,5

Nguồn: Điều tra, tính toán của tác giả năm 2010

• Vốn đầu tư tài sản cố định

Kết quả điều tra khảo sát về tình hình vốn kinh doanh của các hộ được thể hiện ở bảng 3.6. Tổng vốn đầu tư cố định bình quân của nông hộ là 55,4 triệu đồng. Phần lớn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ là từ nguồn vốn tự có (65%), bên cạnh đó số ít hộ là vay từ người thân và có một số hộ vay từ ngân hàng chính sách theo phương thức vay ưu đãi. Mặt khác hiện nay do cơ chế thị trường nên lãi suất ngân hàng cao, vì vậy để tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng là một khó khăn lớn với các hộ nông dân. Và đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các chủ hộ không có xu hướng mở rộng quy mô chăn nuôi.

• Về lao động

Kết quả điều tra cho thấy, đối với hộ nông dân chủ yếu tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình. Chỉ có một số ít hộ có thuê ngoài nhưng cũng chỉ thuê một người. Lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp với giá khoảng 65.000 - 80.000 đồng/công. Lao động được các hộ thuê để làm các công việc trực tiếp, không có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê, mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thỏa thuận miệng giữa chủ hộ và người làm thuê. Ngoài tiền công, người lao động làm thuê không được hưởng thêm một chế độ nào khác.

Về kiến thức nông nghiệp

Chủ các trang trại, nông hộ chăn nuôi heo có được kiến thức nông nghiệp từ những nguồn thông tin chính được thể hiện qua bảng 3.7.

57

Cán bộ khuyến nông 14 15,6

Tham gia câu lạc bộ nông dân 12 13,3

Phát thanh, truyền hình 90 100

Đọc sách báo nông nghiệp 35 38,9

Công ty vật tư nông nghiệp 15 16,7

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả năm 2010

Qua kết quả điều tra, ta thấy phát thanh, truyền hình là phương tiện phổ biến ở nông thôn là nơi mà hầu hết người chăn nuôi tiếp thu kiến thức nông nghiệp. Kế đến là khuyến nông và sách báo nông nghiệp cũng là kênh quan trọng cung cấp kiến thức nông nghiệp cho người chăn nuôi (38,9%), các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thú y có đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi nhưng chỉ khoảng 16,7% các hộ tiếp cận được kênh này. Việc tiếp cận công tác khuyến nông còn hạn chế là do lực lượng khuyến nông của huyện còn ít.

• Về tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong huyện và các vùng lân cận, thông qua hệ thống thu mua của thương lái địa phương. Trên 85% nông hộ được hỏi cho biết họ rất muốn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản để tránh rủi ro khi giá cả biến động và ổn định thu nhập.

• Tác động về môi trường

Theo kết quả điều tra, ta thấy các hộ sử dụng phân heo làm Bioga chiếm 25%. Cũng theo kết quả điều tra khoản 69% các nông hộ bị người dân xung quanh phàn nàn về ô nhiễm môi trường. Nên vấn đề môi trường là một vấn đề đang đặt ra đối với nghề chăn nuôi heo ở các hộ.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w