Kết quả mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 73 - 78)

cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ

Tiến hành phân tích số liệu thu thập từ 121 mẫu quan sát tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh bằng phần mềm ứng dụng Stata cho kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính chính thức nông hộ cụ thể như sau:

Bảng 26. KẾT QUẢ MÔ HÌNH DPROBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TDCT CỦA NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ CÚ

Biến số Hệ số góc dy/dx Giá trị Z Mức ý nghĩa

Tuổi của chủ hộ 0,0101 -1,18 0,236

Số NG,QTD đã từng GD* 0,1351 1,83 0,067 Số lần vay*** 0,1077 4,39 0,000 Số lần sai hẹn** -0,0383 -2,07 0,038 Tổng thu nhập -0,0013 -1,41 0,160 Diện tích đất*** -0,0106 -2,78 0,005 Nguồn phi chính thức* -0,2473 -1,80 0,072 Khó khăn** 0,2683 2,12 0,034

Mục đích vay cho sản xuất* 0,2112 1,85 0,065

Tổng số quan sát 121 Phần trăm dự báo đúng 78,51 Giá trị log của hàm gần đúng -57,59 Giá trị kiểm định chi bình phương 51,54 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,0000

Ghi chú: *: Mức ý nghĩa 10% **: Mức ý nghĩa 5% ***: Mức ý nghĩa 1%

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là khá cao, lên tới 78,51%. Ngoài ra, Prob > F = 0,0000 bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng hệ số hồi quy bằng không. Có thể giúp kết luận mô hình hồi quy sử dụng trong nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý, mô hình giải thích được 30,91% sự biến động của khả năng vay vốn chính thức của nông hộ. Đồng thời, giá trị log của hàm gần đúng là đại lượng đặc trưng của hàm Probit, đại lượng này càng nhỏ cho thấy mô hình được xây dựng có độ chính xác cao. Kết quả hồi quy cho thấy đại lượng này là -57,59 nhỏ hơn 0 rất nhiều, chứng tỏ mô hình xây dựng khá chính xác. Cụ thể, có 08 biến có ý nghĩa thông kê. Ở mức ý nghĩa 1% là số lần vay ngân hàng, quỹ tín dụng và diện tích đất. Các biến có ý nghĩa ở mức 5% là thời gian ở địa phương, số lần sai hẹn và khó khăn. Biến có ý nghĩa ở mức 10% là số ngân hàng, quỹ tín dụng đã từng giao dịch, nguồn phi chính thức và mục đích vay cho sản xuất.

4.4.3. Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Qua kết quả hồi quy của mô hình Probit, các hệ số của hàm hồi quy không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó, đề tài sẽ tập trung giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ thông qua hệ số gốc của mỗi biến.

4.4.3.1. Các biến có ý nghĩa thông kê

- Thời gian ở địa phương: Nông hộ định cư lâu năm tại địa phương có

địa phương. Hầu như những nông hộ sống lâu năm tại địa phương, họ thường có nhiều mối quan hệ và có lượng tài sản để chứng minh đối với tổ chức tín dụng chính thức nên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến TGIAN_DP có ảnh hưởng thuận chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này đúng với kỳ vọng của mô hình. Cụ thể, khi nông hộ định cư tại đại phương lâu hơn một năm, xác xuất họ vay được vốn tín dụng chính thức sẽ tăng 1,20%.

- Số NH,QTD đã từng giao dịch: Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,

biến SO_NHQTD tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ đúng theo kỳ vọng của mô hình. Theo đó, những nông hộ đã từng giao dịch với ngân hàng như gởi tiền qua tài khoản ATM, nhận tiền từ nước ngoài gởi về, gởi tiết kiệm,…ở các ngân hàng khác nhau thì tâm lý e ngại của nông hộ sẽ không còn nữa. Ngoài ra, nông hộ đã từng giao dịch với nhiều ngân hàng, quỹ tín dụng thì có mối quan hệ với nhân viên ngân hàng, quỹ tín dụng. Vì vậy, nông hộ sẽ không cảm thấy khó khăn khi giao dịch với ngân hàng, nông hộ sẽ tiếp cận với vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức nếu họ có nhu cầu. Cụ thể, những nông hộ đã từng giao dịch với số lượng ngân hàng nhiều hơn, thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ tăng 13,51%.

- Số lần vay: Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến có tương quan

thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Kết quả cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, số lần vay chính thức của nông hộ trong quá khứ càng cao thì nông hộ càng dễ tiếp cận với vốn vay chính thức. Cụ thể, nông hộ có số lần vay chính thức cao sẽ có khả năng tiếp cận TDCT cao hơn 10,77% so với những hộ có số lần vay thấp hơn. Đây là một kết quả hợp lý, do số lần vay chính thức càng cao thì ngân hàng càng nắm rõ thông tin về lịch sử tín dụng cũng như điều kiện trả nợ của nông hộ. Đồng thời, số lần vay nhiều chứng tỏ việc duy trì khả năng trả nợ để tiếp cận với những khoản vay mới được nông hộ thực hiện tốt, giúp uy tín của nông hộ được tăng lên, nên ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cấp vốn vay cho nông hộ. Nông hộ với thói quen vay vốn tại ngân hàng cũng thường nắm rõ thủ tục cũng như quy trình xin vay, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.

- Số lần sai hẹn: Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, biến có tương quan

nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Số lần sai hẹn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ. Đứng ở góc độ của người nông dân, nếu đã từng sai hẹn thì họ rất e dè tiếp cận với tín dụng chính thức vì nông hộ sợ nợ, sợ ngân hàng, quỹ tín dụng không cho vay tiếp. Khi đó, nông hộ chỉ đầu tư sản xuất, sinh hoạt bằng số tiền thu nhập của họ. Ngoài ra, đang có các khoản nợ quá hạn dẫn đến sai hẹn thì nông hộ không còn tài sản để thế chấp, không đủ điều kiện để tiếp cận với tín dụng chính thức. Còn đối với ngân hàng, khi nông hộ đã từng sai hẹn đến vay, thì quá trình thẩm định rất kĩ lưỡng và khả năng cho vay rất thấp. Cụ thể, khi nông hộ đã từng sai hẹn thì khả năng tiếp cận tín dụng giảm 3,83% so với nông hộ chưa từng sai hẹn.

- Diện tích đất: Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến diện tích đất

tương quan nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ. Mặc dù kết quả từ mô hình trái với kỳ vọng nhưng phù hợp với thực tế khi khảo sát những nông hộ có diện tích đất lớn thì họ không có nhu cầu vay tín dụng. Nghề nghiệp chủ yếu của nông hộ là làm ruộng và nuôi trồng thủy sản. Theo đó, thu nhập từ những ngành nghề này phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất. Diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao. Do đó, những nông hộ có diện tích đất lớn thì khả năng tài chính tốt, không có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng, quỹ tín dụng. Ở phương diện khác, những nông hộ có diện tích đất lớn thì uy tín rất cao tại địa phương, khả năng tiếp cận vốn tín dụng phi chính thức rất dễ dàng. Khi thiếu vốn, nông hộ chọn cách đi vay phi chính thức với ưu điểm “nhanh và gọn” thay vì nông hộ đi vay từ nguồn tín dụng chính thức vời thủ tục phức tạp, thời gian chờ đợi lâu,…

VÀ BIẾN DT_DAT

Qua biểu đồ phân tán cho thấy, giá trị của tổng diện tích đất lớn thì tập trung phân bố ở cột giá trị 0 của vay tín dụng chính thức (với 0 là không vay tín dụng chính thức và 1 là ngược lại). Từ đó có thể thấy, nông hộ có diện tích đất càng lớn thì không vay ở các tổ chức tín dụng chính thức. Từ các cơ sở trên, tác giả tin rằng biến diện tích đất tương quan nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức là phù hợp với thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Theo đó, diện tích đất của nông hộ tăng lên 1.000m2, thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ giảm 1,06%.

- Nguồn phi chính thức: Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, biến

NGUON_PCT tương quan nghịch với biến NGUON_NHQTD, đúng với kỳ vọng của mô hình. Điều này cho thấy, những nông hộ đã vay tín dụng từ nguồn phi chính thức thì họ có thể vay thêm tín dụng từ nguồn chính thức, nhưng khả năng nông hộ vay vốn ở nguồn tín dụng chính thức sẽ giảm. Các nông hộ rất cần vốn nhưng cũng rất sợ thiếu nợ vì thu nhập của nông hộ liên quan rất nhiều đến vấn đề thời tiết, giá cả sản phẩm làm ra,… ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ nên nông hộ thường tiếp cận từ một nguồn tín dụng là chính. Từ kết quả mô hình cho thấy, nếu nông hộ tiếp cận được tín dụng phi chính thức thì xác suất tiếp cận nguồn vốn chính thức giảm 24,73%.

- Khó khăn: Biến có ý nghĩa thông kê ở mức 5%, tương quan thuận với

khả năng tiếp cận vốn TDCT, đúng kỳ vọng của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nông hộ gặp khó khăn là thiếu vốn thì khả năng tiếp cận vốn TDCT sẽ tăng 26,83%. Đây là một kết quả hợp lý, với đặc tính sản xuất theo mùa vụ, nông hộ thường gặp khó khăn là thiếu vốn khi bắt đầu mùa vụ. Trong quá trình sản xuất, tất yếu sẽ phát sinh nhiều chi phí mới dẫn đến việc thiếu vốn trong canh tác. Hơn nữa, thời gian sản xuất của mỗi vụ thì tương đối dài. Do đó, nông hộ thường thiếu vốn trong thời gian dài, chờ đến khi thu hoạch thì nông hộ mới có thể trả được nợ. Để được sử dụng vốn với chi phí thấp, thì nông hộ vay ở các tổ chức tín dụng chính thức là hợp lý nhất, đây là kênh vốn vay với lãi suất thấp phù hợp cho những nông hộ thiếu vốn trong khoảng thời gian dài. Khi vay phi chính thức trong thời gian dài, nông hộ phải trả tiền lãi vay rất cao, có thể làm

mất khả năng thanh toán. Vì thế, biến khó khăn là thiếu vốn tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn TDCT của nông hộ là đúng với thực tế.

- Mục đích vay sản xuất: Biến có ý nghĩa giải thích cuối cùng của mô hình là biến mục đích vay sản xuất ở mức ý nghĩa 10%, biến có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ, đúng như kỳ vọng của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ có mục đích xin vay nhằm mục đích sản xuất thì khả năng tiếp cận vốn TDCT sẽ cao hơn rất nhiều so với những hộ có mục đích xin vay khác, cụ thể là 21,12%. Điều này cũng hợp lý vì các ngân hàng ít khi cho vay nông hộ với các mục đích khác ngoài sản xuất, trừ những hộ là khách hàng truyền thống có uy tín.

4.4.3.2. Các biến không có ý nghĩa thông kê

Một số biến độc lập không có ý nghĩa thống kê do những nguyên nhân khách quan tại địa bàn nghiên cứu có thể kể đến như: tuổi của chủ hộ và tổng thu nhập. Điều này có thể được giải thích do khi quyết định cho vay, các tổ chức tín dụng không quan tâm đến sự tác động của các đặc điểm này. Thực tế, yếu tố thu nhập chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng trong công tác thẩm định cho vay, chủ yếu chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khó xác định được thu nhập. Do đó, biến tổng thu nhập không có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TDCT CHO NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN TRÀ CÚ –TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 73 - 78)