Các tổ chức tín dụng chính thức tại huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 41 - 92)

3.2.2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TẠI HUYỆN TRÀ CÚ- TỈNH TRÀ VINH Chi nhánh loại 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội QTD và các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Phòng giao dịch ngân hàng Phương Nam Phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Hình 1. HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG TẠI HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Cú là chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Trà Vinh. Tính đến hết năm 2011, NHNo&PTNT có 03 điểm giao dịch được đặt lần lượt tại Thị trấn Trà Cú, xã Đại An và xã Tập Sơn. Trong năm 2010, ngân hàng đã cho 9.603 lượt hộ vay với tổng số tiền gần 370 tỷ đồng. Thu hồi nợ đến hạn được 371,4 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 313,7 tỷ đồng, trung hạn 57,7 tỷ đồng. Nợ quá hạn 6.696 hộ với số tiền 32,6 tỷ đồng. Trong đó, nợ quá hạn tồn đọng 26,9 tỷ đồng. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 39,9 tỷ đồng. Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng là 309,6 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm trên 70% tổng dư nợ. Ngoài ra, chi nhánh NHNo&PTNT Trà Cú còn kịp thời đảm bảo nguồn tiền mặt lưu thông và nguồn tiền cho các khỏan chi Ngân sách, chi tiền đền bù, bồi hoàn các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện. Dịch vụ của ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân trong huyện. Kế hoạch phát triển đến năm 2015, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Cú phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 10-15%. Tăng cường thu hồi các khỏan nợ đến hạn, quá hạn, tranh thủ từng nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng. Ưu tiên tập trung nguồn vốn cho chương trình “tam nông” phục vụ các xã nông thôn mới. Phát triển mới các dịch vụ máy ATM, thanh toán, thu hộ, chi hộ,… (UBND huyện Trà cú, 2011).

3.2.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH)

Phòng giao dịch NHCSXH Trà Cú được thành lập năm 2007 tại Thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, NHCSXH Trà Cú còn thành lập các điểm giao dịch tại các xã trong huyện, chủ yếu được đặt tại các UBND xã. Thông qua mạng lưới giao dịch rộng khắp huyện, NHCSXH Trà Cú đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động của NHCSXH đã và đang được tiếp tục xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp huyện,

với nhiều cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo”.

Phòng giao dịch NHCSXH tại huyện Trà Cú đã cùng UBND huyện cung cấp cho nông hộ nhiều chính sách tín dụng ưu đãi, góp một phần lớn vào công cuộc “xóa đói giảm nghèo” tại địa phương. Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay là 279,5 tỷ đồng, tăng 81,4 tỷ đồng. Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, ngân hàng còn cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị định 120/HĐBT. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực 2 và khu vực 3. Các đối tượng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các đối tượng đặc biệt khó khăn, các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm 2011, NHCSXH Trà Cú đã cho vay 10,752 tỷ đồng với lãi suất 0% trong 03 năm. Để cùng UBND huyện Trà Cú thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở. Do đó, NHCSXH Trà Cú đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân đặc biệt là nhừng người nghèo và các đối tượng đặt biệt (UBND huyện Trà cú, 2011).

3.2.2.3. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)

Phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện Trà Cú đặt tại Thị trấn Trà Cú. Với chức năng như các ngân hàng thương mại khác, MHB Trà Cú cũng hoạt động đa năng với đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Nhưng MHB Trà Cú đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong năm 2011, dư nợ cho vay là 50 tỷ đồng (UBND huyện Trà Cú). Cho thấy, khả năng tiếp cận vốn vay của MHB Trà Cú là rất khó. Đa số nông hộ ở huyện Trà Cú chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của ngân hàng MHB Trà Cú, hoặc nông hộ không có tiếp nhận được nhiều thông tin về ngân hàng MHB Trà Cú. Thực tế, ngoài những hộ nghèo vay tại NHCSXH Trà Cú theo chính sách ưu đãi của chính phủ thì các đối tượng khác thì đi vay ở NHNo&PTNT Trà Cú nếu có nhu cầu vay. MHB Trà Cú chưa thật sự hoạt động tốt kể cả cho vay và huy động vốn tại địa bàn, làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của nông hộ (UBND huyện Trà cú, 2011).

Hiện nay, huyện Trà Cú chỉ có phòng giao dịch của ngân hàng Phương Nam, ngụ tại địa chỉ Ấp Chợ, Xã Hàm Giang, Huyện Trà Cú- Trà Vinh. Đây cũng là nơi cung cấp vốn cho các nông hộ. Với ưu điểm, thời gian vay nhanh và huy động với lãi suất cao. Đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho nông hộ. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại không chú trọng công tác cho vay nông nghiệp và đa số những khoản vay đối với nông hộ thường chỉ được xem là những nghiệp vụ phụ do những khoản vay tại khu vực nông hộ thường không mang lại lợi nhuận nhiều mà còn có rủi ro tương đối cao. Do đó, lãi suất cho vay nông nghiệp của ngân hàng này rất cao. Để tiết kiêm chi phí vốn vay người dân thường chọn phương án vay ở NHNo&PTNT, NHCSXH. Vì thế, tổng dư nợ của phòng giao dịch ngân hàng Phương Nam tại huyện Trà Cú trong năm 2011 chỉ là 36 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2010. Về phương diện huy động vốn, ngân hàng này huy động được 23,5 tỷ đồng trong năm 2011, tăng 6 tỷ đồng so với năm 2010. Trong cơ cấu nguồn huy động, huy động từ người dân chiếm gần 70%. Nguyên nhân là do ngân hàng huy động với lãi suất cao - gần như tối đa theo qui định lãi suất huy động của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút vốn huy động tại địa bàn (UBND huyện Trà cú, 2011).

3.2.2.5. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Tính đến hết 2011, huyện Trà Cú có 3 QTDND: QTDND Thị trấn Trà Cú, QTDND Long Hiệp và QTDND Đại An. Trong năm 2011, tổng dư nợ cho vay của các QTDND là 63,86 tỷ đồng (QTDND Thị trấn Trà Cú có dư nợ cho vay là 28 tỷ đồng, QTDND Đại An là 26 tỷ đồng và dư nợ cho cho vay của QTDND Long Hiệp khoảng 10 tỷ đồng (Niên giám thống kê Trà cú, 2011)). Các QTDND hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn - mặt bằng kinh tế chưa phát triển, trình độ còn thấp, sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả,...). Trong khi đó, quy mô hoạt động, năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngũ cán bộ và nhân viên còn hạn chế, bất cập. Cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khó đảm bảo các điều kiện về an toàn kho quỹ, giao thông, liên lạc không thuận lợi gây khó khăn cho hoạt động. Chủ yếu cho

vay hỗ trợ mua bò (số tiền vay từ 8 triệu đồng trở lên với lãi suất 7,2%/năm), mua công cụ, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (với lãi suất từ 13%/năm trở lên). Với lượng vay nhỏ, thủ tục rườm rà đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân từ nguồn này. Nhưng với những chính sách ưu đãi về lãi suất, QTDND đã tạo cho những hộ nghèo cơ hội để phát triển kinh tế hộ với lượng vốn vay từ tổ chức tín dụng chính thức này- QTDND.

3.2.2.6. Các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ4

Những chương trình đặc biệt của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân tại các khu vực nông thôn đặc biệt khó khăn với những mục tiêu chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nguồn vốn của các chương trình đặc biệt chủ yếu từ ngân sách Nhà nước hoặc của các tổ chức phi chính phủ được sử dụng cho vay các đối tượng chính sách hoặc hộ nghèo với lãi suất ưu đãi hay cho mượn vốn để đầu tư sản xuất, cải thiện đời sống hộ gia đình. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên tác giả không tập trung phân tích nhiều về thực trạng cũng như khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ từ các chương trình đặt biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Trà Cú là một trong những huyện trong cả nước được áp dụng nhiều chương trình ưu đãi của Thủ Tướng Chính Phủ. Trong giai đoạn 2006- 2010, Trà Cú có 7/19 xã trong huyện Trà Cú nằm trong chương trình 135. Tổng số vốn được Trung Ương đầu tư theo chương trình 135 trên địa bàn huyện là 35,602 tỷ đồng, kết thúc giai đoạn này đã giải ngân được 34,274 tỷ đồng đạt 97% kế hoạch vốn. Ngoài ra, huyện Trà Cú còn được hưởng quyết định 167 của Chính phủ. Năm 2011, huyện Trà Cú đã xây dựng hoàn thành 1.344 căn nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, với số tiền 22,041 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 11,289 tỷ đồng, vốn vay NHCSXH huyện 10,752 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn được hương ưu đãi từ các Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ như 74/QĐ-TTg, 134/QĐ-TTg,...

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH

4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát 121 nông hộ ở huyện Trà Cú. Trước khi đi phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của nông hộ huyện Trà Cú, tác giả xin giới thiệu một số thông tin chung về các nông hộ được khảo sát.

4.1.1. Thông tin về nhân khẩu học

Theo kết quả điều tra nông hộ huyện Trà Cú, tình hình nhân khẩu học của huyện như sau:

Bảng 2. THỐNG KÊ NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU ĐIỀU TRA

Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 114 94,2 Nữ 7 5,8 Dân tộc Kinh 65 53,7 Khmer 53 43,8 Hoa 2 1,7 Chăm 1 0,8

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Thống kê từ số liệu điều tra, tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 94,2% trên tổng số hộ điều tra. Trong khi đó, nữ là chủ hộ chỉ chiếm tỷ trọng 5,8% (7 hộ trong tổng 121 hộ điều tra). Người dân huyện Trà Cú sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ làm ruộng và nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành nghề chủ yếu bằng thủ công. Các công việc này thường nặng nhọc, chỉ phù hợp với nam giới. Do đó, người nam vẫn giữ vị trí trụ cột trong gia đình. Dân tộc Khmer của huyện Trà Cú chiếm tới 61,9%. Tuy nhiên, dân tộc Khmer trong mẫu điều tra chỉ chiếm 43,8%. Nguyên nhân là do, bất đồng ngôn ngữ nên tác giả không thể phỏng vấn nông hộ Khmer mà không biết nói tiếng Việt.

Trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả vào trong sản xuất và khả năng nhận thức các vấn đề kinh tế xã hội.

Hình 2. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Theo kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu đa phần đều ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, chiếm 65,2% tổng số hộ điều tra. Ngoài ra, chủ hộ mù chữ chiếm 16,5% tổng số nông hộ điều tra. Đây thường là những chủ hộ lớn tuổi do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như cuộc sống trước đây chưa quan trọng việc học. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn nên họ không có điều kiện đi học mà phải đi làm từ sớm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Số chủ hộ còn lại có trình độ học vấn từ cấp phổ thông trở lên (cụ thể là số chủ hộ đạt trình độ cấp phổ thông chiếm 15,7%, trung cấp trở lên chiếm 2,6%), đây thường là những chủ hộ trẻ tuổi. Cho thấy, người dân nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng của học vấn trong công việc cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên, số chủ hộ có trình độ từ trung cấp trở lên rất thấp chỉ có 3 trong số 121 hộ được khảo sát. Điều này làm cho khả năng cập nhật thông tin mới, kỹ thuật sản xuất tiên tiến của hộ gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, trình độ học vấn của nông hộ huyện Trà Cú còn thấp. Tuy nhiên, trình độ học vấn không phải là căn cứ quan trọng trong cho vay vốn của các tổ chức TDCT. Trình độ học vấn chỉ giúp cho nông hộ gặp ít trở ngại bởi các thủ tục xin vay tại các tổ chức TDCT. Do đó, trình độ học vấn ít ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của nông hộ huyện Trà Cú.

4.1.3. Nghề nghiệp của chủ hộ

Nghề nghiệp của chủ hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong sản xuất của nông hộ. Nghề nghiệp của chủ hộ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu và nhu cầu vay vốn của các hộ.

Sau đây là bảng thống kê về nghề nghiệp chính của chủ hộ trong mẫu điều tra tại huyện Trà Cú:

Bảng 3. CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ HỘ Nghề nghiệp Tần số Tỷ trọng (%)

Nông dân 111 91,7

Làm nghề tự do 2 1,7

Tự kinh doanh, buôn bán 1 0,8

Công nhân, nhân viên 2 1,7

Nhân viên, viên chức 5 4,1

Tổng cộng 121 100

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Qua khảo sát mẫu điều tra thì đại đa số các hộ có nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm 91,7%. Do điều kiện đặc thù của vùng, hầu hết các hộ trên địa bàn đều làm ruộng. Còn lại là những nghành nghề khác như công nhân, viên chức, buôn bán nhỏ,… Theo khảo sát thực tế, bên cạnh các nghề chính thì nông hộ có xu hướng làm thuê trong lúc nhàn rỗi để phần nào trang trải chi phí cho gia đình do điều kiện ngày khó khăn: giá cả tăng cao, đau ốm,…

Hình 3. CƠ CẤU NGHỀ CÓ THU NHẬP CHÍNH CỦA CHỦ HỘ

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Nghề nghiệp chính của chủ hộ là trồng trọt và chăn nuôi chiếm hơn 78% tổng số hộ điều tra (95 hộ). Số hộ nuôi trồng thủy sản là 19 hộ (chiếm 15,7% số hộ được khảo sát). Trong đó, những hộ có nghề nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi,

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 41 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w