MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 30 - 33)

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ, tác giả sử dụng mô hình Probit. Mô hình tổng quát2:

Yi = βo +

j=1

n

βi Xij +ei

Yi là biến phụ thuộc, thể hiện khả năng nông hộ có tiếp cận nguồn tín dụng chính thức hay không, được đo lường bởi hai giá trị như sau:

Yi =

Xij là các biến độc lập. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ.

Dựa trên lý thuyết đã nêu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan trước đây, tác giả xây dựng phương trình khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ như sau:

Y = β0 + β1TUOI + β2 TGIAN_DP + β3SO_NHQTD + β4 SLVAY_NHQTD + β5SL_SAIHEN + β6THUNHAP + β7 DT_DAT + β8NGUON_PCT +

β9KHOKHAN + β10MDV_SX + ei

Mỗi nhân tố sẽ có những tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ, tác giả xin trình bày những tác động có thể diễn ra của từng nhân tố cụ thể như sau:

2 Nguồn: Mai Văn Nam (2006).

1: Có tiếp cận nguồn tín dụng chính thức 0: Không tiếp cận

- Tuổi của chủ hộ (TUOI) : là biến định lượng thể hiện số tuổi của chủ hộ

(năm). Trong thực tế, những chủ hộ có độ tuổi lớn dường như có thể kiểm soát được nguồn tín dụng, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín và có trách nhiệm hơn. Vì vậy, hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức được dễ dàng hơn và ngân hàng dễ chấp nhận cho vay hơn. Những hộ trẻ thường thích tiêu xài hơn là tiết kiệm, họ cần vay tiền nhiều hơn. Hơn nữa, những hộ trẻ nhạy bén hơn với kỹ thuật mới và sẵn lòng chấp nhận thử thách nên có nhu cầu vốn lớn. Tuy nhiên, nông hộ trẻ thường khó có được một khoản tín dụng chính thức vì kinh nghiệm và uy tín thấp. Do đó, hệ số β1 của biến TUOI được kỳ vọng là dương.

- Thời gian định cư nông hộ (TGIAN_DP): là biến thể hiện thời gian định

cư của nông hộ tại địa phương (năm). Nông hộ định cư tại địa phương lâu năm thường có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và cán bộ tín dụng (Phạm Văn Dương, 2010). Do đó, họ sẽ được sự tín nhiệm của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức tín dụng nên việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức sẽ dễ hơn. Do đó, hệ số β2 của biến này được kỳ vọng là dương.

- Số ngân hàng và quỹ tín dụng đã từng giao dịch (SO_NHQTD): là biến định lượng thể hiện số ngân hàng và quỹ tín dụng mà nông hộ đã từng giao dịch. Những nông hộ đã từng giao dịch với nhiều tổ chức tín dụng thì không còn thái độ e ngại tiếp xúc với nhân viên ngân hàng, cũng như qui trình thủ tục của ngân hàng. Khi cần vốn, nông hộ sẽ tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức thay vì phi chính thức. Ngoài ra, những nông hộ đã từng giao dịch với nhiều ngân hàng, quỹ tín dụng thì sẽ nhân được nhiều thông tin tín dụng. Do đó, hệ số β3 của biến này được kỳ vọng là dương.

- Số lần vay (SLVAY_NHQTD): biến định lượng nhận giá trị tương ứng số lần vay chính thức của nông hộ tính đến thời điểm hiện tại. Hộ đã từng đi vay nhiều lần sẽ hiểu rõ về quy trình, thủ tục xin vay. Ngoài ra, nông hộ vay nhiều lần thì thể hiện khả năng trả nợ vốn vay rất tốt. Do đó, ngân hàng tin tưởng hơn về những khách hàng đã vay nhiều lần nên việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ sẽ dễ dàng hơn. Kỳ vọng của hệ số β4 là dương.

- Số lần sai hẹn (SL_SAIHEN): là biến định lượng thể hiện số lần sai hẹn trả nợ, là việc nông hộ không thanh toán các món nợ đến hạn đã vay của các tổ

chức tín dụng. Hộ sai hẹn nhiều lần trong việc trả nợ thì các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đối với hộ. Hệ số β5 của biến này được kỳ vọng là âm.

- Tổng thu nhập (THUNHAP): là biến định lượng thể hiện tổng thu nhập của nông hộ tính từ tất cả các nguồn thu của nông hộ trong một năm (triệu đồng). Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), cho thấy tổng thu nhập có tác động nghịch chiều với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. Bởi vì, nông hộ có thu nhập cao có thể có nhu cầu tín dụng thấp hơn bởi vì họ đã có đủ tiền để trang trải chi tiêu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Lâm (2011), chỉ ra rằng những hộ có chi tiêu cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơn do họ thường làm ăn hiệu quả nên cần lượng vốn lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất. Ngoài ra, các TCTD khi quyết định cho vay luôn xem xét khả năng trả nợ của người vay nên hộ có thu nhập cao sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng nhiều hơn do có khả năng trả nợ tốt hơn dựa trên cơ sở nguồn thu nhập. Do đó, dấu kỳ vọng hệ số β6 của biến có thể là âm hoặc dương tùy trường hợp tác động cụ thể.

- Tổng diện tích đất (DT_DAT): là biến định lượng thể hiện diện tích đất đai

của nông hộ bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản khác. Đây là nhân tố liên quan đến tài sản thế chấp cho ngân hàng, nó là cơ sở đầu tiên để ngân hàng làm căn cứ xét duyệt cho vay. Theo Vương Quốc Duy và đồng sự (2009), đã chỉ ra rằng tổng diện tích đất đai tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ. Hộ có diện tích càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ càng cao. Do đó, hệ số β7

được kỳ vọng là dương.

- Vay phi chính thức (NGUON_PCT): là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu hộ

có các khoản vay phi chính thức và ngược lại sẽ bằng 0. Các hộ đã tiếp cận với nguồn vay phi chính thức thì khả năng tiếp cận thêm nguồn vay chính thức là rất thấp. Bởi vì, nông hộ chọn vay phi chính thức chủ yếu là những hộ cần vay vốn nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà, không bắt buộc thế chấp,… Đồng thời, giả định rằng nếu nông hộ có một khoản vay từ nguồn phi chính thức, họ sẽ bỏ ra một phần cho nhu cầu tiêu dùng, nên nhu cầu tín dụng sẽ ít hơn từ nguồn chính thức (Phạm Văn Dương, 2010). Vì vậy, hệ số β8 của biến này được kỳ vọng là âm.

- Khó khăn (KHOKHAN): biến giả nhận giá trị là 1 nếu nông hộ gặp khó khăn là thiếu vốn và bằng 0 nếu nông hộ gặp khó khăn khác như thiên tai, mất

mùa hay dịch bệnh, gia đình bị đau ốm, mất việc,… Những khó khăn này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng vì nếu gặp khó khăn thì nông hộ phải tiếp cận với tín dụng chính thức để trang trải chi phí sinh hoạt, chi phí sản xuất,… Ngoài ra, trong những trường hợp cần số vốn lớn, làm ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu của gia đình thì hộ nông dân có thể chọn vay chính thức. Do đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên. Hệ số β9 của biến này được kỳ vọng là dương.

- Mục đích vay (MDV_SX): biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu mục đích vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của nông hộ là vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và bằng 0 nếu vay với mục đích khác. Những hộ vay tiền với mục đích sản xuất có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn so với những hộ xin vay với mục đích khác. Vì đầu tư hoạt động sản xuất có khả năng sinh lợi nhuận, tạo nguồn thu giúp nông hộ có thể trả lãi và nợ gốc đúng hẹn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chính thức như ngân hàng, quỹ tín dụng ít cho vay tiêu dùng hay các mục đích khác đối với nông hộ vì vay tiêu dùng hay mục đích khác thì họ sẽ khó tạo ra lợi nhuận, giá trị món vay cũng thường nhỏ, rủi ro tín dụng cao. Đối với tổ chức tín dụng chính thức, ngoài tài sản thế chấp, các nông hộ phải có mục đích rõ ràng thì họ mới cho nông hộ vay vốn. Hệ số β10 của biến này được kỳ vọng là dương.

- ei là phần sai số của mô hình.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 30 - 33)