THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 54 - 55)

4.2.1. Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Đây là những thông tin liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ như: kiến thức sử dụng các yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng, thông tin thị trường đầu ra. Ngoài kinh nghiệm, hộ cần có những hỗ trợ bên ngoài để việc sản xuất được hiệu quả hơn. Chẳng hạn, khi tham gia các lớp tập huấn thì hộ có thể chia sẻ hoặc học hỏi nhưng mô hình hiệu quả mà hộ chưa từng được biết. Bên cạnh đó, hộ còn có thể giải đáp những thắc mắc cũng như vướng mắt bằng những lời tư vấn của chuyên gia để đảm bảo được cả chất lượng lẫn số lượng trong sản xuất. Một số thông tin mà hộ được hỗ trợ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 9. NHỮNG LOẠI THÔNG TIN NÔNG HỘ ĐƯỢC HỖ TRỢ TRONG SẢN XUẤT

Tiêu thức

Các tổ chức chính phủ

Các tổ chức tư nhân

Cả hai nguồn Không được hỗ trợ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân bón, giống...)

37 30,6 4 3,3 9 7,4 71 58,7

Kỹ thuật nuôi trồng 40 33,1 5 4,1 7 5,8 69 57,0 Thông tin thị trường

đầu ra

14 11,6 16 13,2 3 2,5 88 72,7

Thông tin về nguồn tín dụng

13 10,7 5 4,1 5 4,1 98 81,1

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Số nông hộ không được hỗ trợ về các thông tin nguồn tín dụng chiếm 81,1% tổng số hộ đã được phỏng vấn. Tức là phỏng vấn 10 người thì chỉ có 2 người biết thông tin về nguồn tín dụng chính thức lẫn phi chính thức. Nói về tín dụng chính thức, các TCTD chỉ tập chung vào những đối tượng có giá trị tài sản lớn vì khả năng trả nợ cao. Đối với những nông hộ có giá trị thấp không phải là đối tượng của các TCTD nên ít được cung cấp các thông tin về nguồn tín dụng. Do đó, khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của những đối tượng này bị hạn chế. Đặt biệt, những nông hộ nghèo, không có tài sản thế chấp, vừa không đáp ứng được điều kiện thế chấp của các ngân hàng, vừa không nhận được thông

tin tín dụng nên không thể vay tiếp cận được nguồn vốn không ưu đãi lẫn ưu đãi. Ngoài ra, số hộ được cung cấp thông tin thị trường đầu ra cũng rất khiêm tốn chỉ chiếm 27,3%. Trong đó, nông hộ nhận được thông tin thị trường đầu ra từ các tổ chức chính phủ chỉ chiếm 11,6% và từ các tổ chức tư nhân là 13,2%. Đây cũng là lí do tại sao giá lúa của địa bàn thấp so với mặt bằng chung. Bị các thương lái ép giá do không biết nhiều về thông tin giá cả. Vì thế, các tổ chức chính phủ cần có những đợt cung cấp thông tin vào mỗi cuối vụ để nông hộ nắm bắt được thông tin, không bị thương lái ép giá.

Ảnh hưởng của những thông tin hỗ trợ đến kết quả sản xuất

Sau đây là bảng thống kê các loại thông tin ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất của nông hộ:

Bảng 10. THỐNG KÊ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG THÔNG TIN ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT

Chỉ tiêu Điểm trung bình

Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào 3,5

Kỹ thuật nuôi trồng 3,5

Thông tin thị trường đầu ra 3,1

Thông tin về các nguồn tín dụng 3,1

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Số liệu được đo bằng thang đo thứ bậc:1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với các mức ý nghĩa rất xấu, xấu, không ảnh hưởng, tốt và rất tốt. Cho thấy, nông hộ đánh giá gần như không bị ảnh hưởng từ các thông tin về nguồn tín dụng. Do không được cung cấp nhiều thông tin. Để tạo cầu nối cho người dân và TCTD thì các TCTD cần hoạt động mạnh hơn nữa trong công tác cung cấp thông tin như tăng cường nhân viên hoạt động từng địa bàn, tổ chức các cuộc mít – tinh,... Ngoài ra, các tổ chức chính phủ cần phát huy công tác truyền thông về thông tin tín dụng (TTTD) nhằm giúp cho nông hộ tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w