Một số thông tin khác về nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 49 - 50)

Để biết được thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Trà Cú cũng như tìm hiểu về đời sống của nông hộ. Sau đây là một số chỉ tiêu thống kê khác theo tính toán từ kết quả điều tra nông hộ huyện Trà Cú.

Bảng 4. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NÔNG HỘ

Chỉ tiêu Kết quả thống kê

Tuổi trung bình của chủ hộ (tuổi) 50

Thâm niên trong nghề trung bình (năm) 23

Số thành viên trung bình của hộ (người) 4

Khoảng cách đến trung tâm xã trung bình (km) 3,6 Khoảng cách đến trung tâm huyện trung bình (km) 11,2 Khoảng cách đến thị xã, thành phố trung bình (km) 37,7 Khoảng cách đến tổ chức tín dụng gần nhất (km) 10,1 Khoảng cách đến khu công nghiệp gần nhất (km) 40,8 Khoảng cách đến khu vui chơi giải trí (km) 37,2 Có sử dụng điện thoại cố định hay di động (%) 100

Có sử dụng điện từ hệ thống công cộng (%) 86

Có sử dụng nước máy (%) 35,5

Thời gian sống trung bình ở địa phương (năm) 44

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Theo số liệu thống kê cho thấy thì số tuổi trung bình của hộ là 50 tuổi. Tuổi trung bình cao giúp cho nông hộ có những mối quan hệ với chính quyền địa phương và nông hộ trong vùng. Dễ dàng tiếp cận được với các nguồn thông tin

trong sản xuất cũng như thông tin tín dụng. Tuy nhiên, chủ hộ là người đứng tên quyền sử dụng đất mà ngoài độ tuổi lao động thì khó tiếp cận được nguồn vốn TDCT của đa số ngân hàng, quỹ tín dụng. Nếu không chuyển quyền sở hữu và chuyển người chủ hộ thì độ tuổi quá cao trở thành rào cản trong vấn đề tiếp cận vốn TDCT của nông hộ. Ngoài ra, thâm niên trong nghề của các hộ tương đối cao (trung bình khoảng 23 năm), giúp các nông hộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Nông hộ có thể tận dụng kinh nghiệm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Số thành viên trung bình trong gia đình của hộ là 4, cao nhất là 6 người, thấp nhất là 2 người. Điều này cho ta thấy, đa số gia đình của chủ hộ là những hộ hai thế hệ gồm cha mẹ và con cái. Với số lượng này, nông hộ có thể tự canh tác mà không cần thuê mướn thêm lao động hoặc chỉ thuê mướn một số lượng ít. Từ đó, nông hộ có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất góp phần tăng thu nhập. Ngược lại, gia đình của chủ hộ có nhiều thành viên thì phần trăm chi cho tiêu dùng của hộ sẽ cao. Đây là lí do dẫn đến lợi nhuận của nông hộ rất thấp, rất khó khăn trong việc trả nợ. Nơi sống của hộ cách trung tâm xã trung bình khoảng 3,6km, cách trung tâm huyện là 11,2 km và cách thị xã là 30km. Với khoảng cách tương đối này thuận lợi cho nông hộ tiếp cận với những tổ chức tín dụng ở trung tâm. Cũng theo kết quả thống kê thì toàn bộ nông hộ đều có điện thoại cố định hoặc điện thoại di động. Tạo cổng thông tin liên lạc giúp nông hộ có thể trao đổi trực tiếp với các tổ chức tín dụng cũng như cập nhật thông tin được dễ dàng. Nông hộ có sử dụng điện công cộng chiếm 86% tổng số hộ điều tra.

Thời gian sinh sống tại địa phương của các hộ trung bình là 44 năm, thể hiện đa số các hộ đều sống và gắn bó với địa phương từ khi sinh ra. Vì thế, nông hộ quen thuộc với các đặc điểm tự nhiên, tình hình xã hội tại địa phương. Đặc biệt, nông hộ có những mối quan hệ với các nông hộ khác. Dựa vào những hiểu biết về điều kiện tại địa phương và những mối quan hệ tại địa phương, nông hộ có thời gian định cư tại địa phương càng lâu thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức càng cao.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w