Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ tại huyện

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 56 - 67)

4.3.1.1. Nguồn TTTD ở huyện Trà Cú

Một trong những bước đầu tiên trong quá trình tiếp cận tín dụng chính là việc nông hộ thu thập các TTTD. TTTD có thể là những dữ liệu, số liệu hoặc tin tức về các khoản tín dụng như: cơ chế lãi suất, các chi phí vay theo hợp đồng tín dụng, đối tượng, điều kiện, hạn mức cho vay, thời hạn của các khoản vay,…

Bảng 12. THÔNG TIN VAY VỐN DÀNH CHO NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ CÚ Tiêu thức NH, QTDND Các TCXH, ĐT TDPCT Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%)

Từ chính quyền địa phương 29 26,4 4 80,0 0 0,0

Từ các tổ chức tín dụng 14 12,7 0 0,0 0 0,0

Từ người thân 52 47,3 1 20,0 85 97,7

Từ TV, báo chí, tạp chí 2 1,8 0 0,0 0 0,0

Tự tìm thông tin 13 11,8 0 0,0 2 2,3

Tổng 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012) Ghi chú: NG, QTD: Ngân hàng, Quỹ tín dụng

TCXH, ĐT: Tổ chức xã hội, đoàn thể TDPCT: Tín dụng phi chính thức

TV: Truyền hình

Nông hộ được cung cấp những thông tin vay vốn từ ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân bởi người thân là cao nhất chiếm 52% và từ chính quyền địa phương (29%). Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác hỗ trợ TTTD dành cho nông hộ là rất quan trọng. Nhưng theo kết quả điều tra, chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác truyền thông. Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục phát huy hơn nữa công tác tuyên truyên những nguồn thông tin rộng và sâu hơn để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Mặt khác, nông hộ nhận được thông tin vay vốn từ các ngân hàng và quỹ tín dụng chỉ chiếm 12,7% tổng số hộ đã nhận được thông tin vay vốn. Các tổ chức tín dụng còn yếu kém trong việc cung cấp thông tin vay vốn cho nông hộ về phương diện

tín dụng chính thức. Đây là nhượt điểm của các TCTD đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn TDCT của nông hộ. Ngược lại, nguồn thông tin từ người thân, bạn bè phát huy vai trò tối đa trong hình thức tín dụng chính thức lẫn phi chính thức với tỷ lệ lần lượt là 52% và 97,7% tạo cho hình thức này một ưu thế vượt trội so với các hình thức còn lại. Tuy nhiên, cần chú ý là đa số TTTD thu thập từ người thân, bạn bè đều thông qua hình thức truyền miệng, thông tin thường bị lệch lạc, thiếu chính xác, dễ gây nhầm lẫn cho các nông hộ. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu, tìm hiểu thói quen, tập quán của dân cư địa bàn, nhằm phát huy tối đa vai trò của nguồn thông tin này trong việc cung cấp TTTD chính thức. Một điểm đáng lưu ý tiếp theo chính là vai trò mờ nhạt của nguồn thông tin từ tivi, báo đài, tạp chí,… Trong khi, báo đài là hình thức cung cấp thông tin một cách trực tiếp, đáng tin cậy, tuy nhiên chưa có sự đầu tư quan tâm đúng mức để nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin từ nguồn này. Cuối cùng, có 13 hộ tự tìm kiếm TTTD chính thức (chiếm 11,8%) thể hiện sự “tự thân vận động” của nông hộ trong tìm kiếm thông tin các khoản vay cho hộ gia đình.

4.3.1.2. Hình thức tiếp cận tín dụng chính thức

Nông hộ thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có thể tiếp cận tín dụng chính thức thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, nông hộ có thể vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng nếu đáp ứng đủ những yêu cầu của tổ chức tín dụng. Hầu hết các ngân hàng hiện nay tại huyện Trà Cú đều cho vay theo hình thức này, lãi suất thường tuân theo lãi suất quy định. Theo hình thức thứ hai, nông hộ vay gián tiếp thông qua các tổ chức hội đoàn thể dưới sự quản lý, xác nhận của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) xã, thị trấn. Nông hộ vay theo hình thức này đa số là các đối tượng chính sách, hộ nghèo hoặc cận nghèo và thường là thành viên của các hội, đoàn thể tại địa phương.

Phương thức vay ở các ngân hàng thương mại là nhanh nhất đối với nông hộ. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng thương mại đều chỉ mở phòng giao dịch tại trung tâm huyện Trà Cú. Do đó, việc tiếp cận trực tiếp là tương đối hạn chế bởi điều kiện khó khăn về cách biệt địa lý, cùng với những nguyên nhân khác như sự thiếu thốn thông tin tín dụng từ các ngân hàng và tình trạng không quan tâm đến đối tượng vay là nông hộ. Theo thực tế điều tra, nông hộ đã từng vay vốn ở NHNo&PTNT chiếm đa số. Nông hộ có thể giao dịch theo cả hai hình thức trực

tiếp và gián tiếp tại NHNo&PTNT. Theo hình thức gián tiếp, NHNo&PTNT cho vay dưới dạng ủy thác của chính phủ hoặc cho vay theo các chương trình hỗ trợ Đối với trường hợp này, nông hộ cần thông qua sự bảo lãnh của hội đoàn thể và UBND xã, thị trấn để có thể tiếp cận vốn vay. Với nhiệm vụ của mình, NHCS- XH chỉ phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là kênh tiếp cận tín dụng chính thức của hầu hết người nghèo và cận nghèo.

4.3.1.3. Tình hình vay vốn của nông hộ năm 2011

Theo như kết quả điều tra thực tế nông hộ, rủi ro mà nông hộ thường gặp nhất là thiếu vốn. Vốn vay là một nguồn quan trọng giúp các nông hộ giải quyết được những khó khăn về vốn. Thêm vào đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ nên việc thiếu tiền để trang trải chi phí sản xuất, sinh hoạt hằng ngày lúc đang vào vụ là rất thường xảy ra, hoặc muốn mua thêm đất mở rộng sản xuất, đầu tư vào một lĩnh vực nào đó như buôn bán thì họ thường sử dụng vốn vay.

Bảng 13. TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ

Vay vốn Tần số Tỷ trọng(%)

Có 100 82,6

Không 21 17,4

Tổng 121 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Năm 2011, 100/121 hộ được hỏi thì có vay vốn (bao gồm cả tín dụng chính thức lẫn phi chính thức) chiếm 82,6% trong tổng số hộ, còn lại 21 hộ không vay chiếm 17,4%. Nhìn chung, số hộ tiếp cận nguồn vốn tương đối cao, còn một số không vay là do không có nhu cầu, không thích thiếu nợ hoặc là một số hộ muốn vay nhưng không có tài sản thế chấp, có khoảng vay quá hạn,...

Bảng 14. TÌNH HÌNH VAY VỐN CĂN CỨ THEO HÌNH THỨC TÍN DỤNG 2011 Số hộ % theo số hộ vay % theo số hộ điều tra Số lượng vay (triệu đồng) Vay chính thức 66 66,0 54,5 1.768,4 Vay bán chính thức 4 4,0 3,3 26,5 Vay phi chính thức 68 68,0 56,2 3.305,9

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Trong số liệu khảo sát, có 66 nông hộ vay tín dụng chính thức, chiếm tỷ lệ 54,5% tổng số hộ điều tra. Bên cạnh đó, 68 hộ có vay tín dụng phi chính thức,

chiếm tỷ lệ 68% trên tổng số hộ có vay vốn. Điều này cho thấy, đối với nông hộ tín dụng phi chính thức cũng là nhu cầu cần thiết vì khi đến vụ mùa hoặc có chuyện đột xuất, nếu họ không tiếp cận tín dụng chính thức thì hiển nhiên họ phải đi vay từ tín dụng phi chính thức để giải quyết những việc tức thời. Mặt khác, chỉ có 4 hộ trong tổng hộ khảo sát là có vay được tín dụng bán chính thức, chiếm tỷ lệ 3,3%. Số liệu này cũng cho thấy, tín dụng bán chính thức chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường tín dụng nông thôn ở Trà Cú. Các tổ chức xã hội, đoàn thể hoạt động thực sự chưa có hiệu quả. Ngoài ra, nông hộ nghĩ chỉ được vay với số vốn nhỏ nếu tiếp cận được nguồn tín dụng bán chính thức.

Kết quả khảo sát chỉ ra, số lượng nông hộ vay chính thức là 66 hộ chiếm 54,5% tổng số hộ được điều tra với tổng lượng vốn vay là 1.768,4 triệu đồng, đây là một tín hiệu vui chứng tỏ tín dụng chính thức đã xâm nhập sâu hơn vào đời sống của các nông hộ, trở thành một nguồn vốn chính cho các hộ trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, lượng vốn vay phi chính thức cao hơn tín dụng chính thức, cụ thể là 3.305,9 triệu đồng. Số lượng nông hộ có khoản vay phi chính thức vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tín dụng chính thức. Trong đó, nông hộ vay từ các người bán vật tư hay các đại lý là chủ yếu. Cụ thể, nông hộ mua chịu vật tư với số tiền 1.924,3 triệu đồng. Đa số nông hộ thường mua chịu vật tư để sản xuất và nông hộ trả cho các người bán vật tư hoặc các đại lý vào cuối vụ. Trong thị phần tín dụng phi chính thức, số tiền mà nông hộ mượn bạn bè hay người thân tương đối cao với số tiền 916 triệu đồng. Cá biệt, có hộ mượn người thân với số tiền 600 triệu đồng (số liệu điều tra thực tế, 2012). Nhanh, gọn và không cần thế chấp là những ưu điểm của tín dụng phi chính thức. Đây cũng là lí do khiến nông dân tiếp cận với tín dụng phi chính thức. Thoạt nhìn, các tổ chức tín dụng chính thức cần nhìn vào những ưu điểm của tín dụng phi chính thức, để tạo ra những sản phẩm có ưu điểm tương tự. Điều đó, giúp nông hộ giảm tiếp cận với tín dụng phi chính thức và tăng khă năng tiếp cận với tín dụng chính thức.

Bảng 15. CƠ CẤU NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN Số hộ % % tính theo số hộ vay % tính theo số hộ điều tra Vay từ 1 nguồn 63 100,0 63,0 52,0 Chính thức 31 49,2 31,0 25,6 Bán chính thức 1 1,6 1,0 0,8 Phi chính thức 31 49,2 31,0 25,6

Vay từ 2 nguồn 36 100,0 36,0 29,8 CT và bán CT 0 0,0 0,0 0,0 CT và phi CT 34 94,4 34,0 28,1 Bán CT và phi CT 2 5,6 2,0 1,7 Vay từ 3 nguồn 1 100,0 1,0 0,8 Tổng 100 100,0 100,0 82,6

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Bảng trên cho thấy, hộ vay từ một nguồn tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất (63 hộ chiếm 63% tổng số hộ vay). Cho thấy đa số các nông hộ chỉ phụ thuộc vào một nguồn vay duy nhất, chủ yếu là vay từ nguồn tín dụng chính thức (31 hộ chiếm 31% số hộ vay) và tín dụng phi chính thức (31 hộ chiếm 31% số hộ vay). Điều này có thể lý giải là do điều kiện sản xuất nông nghiệp thường bấp bênh, lợi nhuận thu được không cao. Do đó, đa số hộ đều không dám đầu tư mua sắm máy móc, nên các hộ đều chỉ vay từ một nguồn để phục vụ nhu cầu mua vật tư sản xuất, nhằm giảm bớt nguy cơ vỡ nợ. Bên cạnh đó, số lượng hộ vay từ hai nguồn tín dụng cũng tương đối cao, đạt 36/100 hộ vay vốn được khảo sát, chiếm 36% hộ có vay vốn. Có thể thấy, rất nhiều hộ tăng lượng vốn vay bằng cách tìm thêm nguồn cung tín dụng. Trong đó, hộ vay kết hợp tín dụng chính thức và phi chính thức chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong nhóm hộ vay từ 2 nguồn tín dụng (94,4% với tổng cộng 34 hộ vừa vay chính thức vừa vay phi chính thức). Nhóm nông hộ này chủ yếu tìm nguồn vay chính thức lãi suất thấp nhằm đầu tư mở rộng sản xuất hoặc xây dựng nhà xưởng,… Trong khi đó nguồn vốn vay phi chính thức thường là hình thức mua chịu vật tư sản xuất nông nghiệp. Qua phân tích, có thể khẳng định sự tồn tại song song giữa hai hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức, dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, nông hộ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vay phi chính thức trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Hộ vay tổng hợp từ cả 3 nguồn vốn không nhiều, chỉ đạt 1 hộ chiếm 1% tổng số hộ vay vốn, nguyên nhân do hình thức tín dụng bán chính thức không thực sự phổ biến nên số hộ tiếp cận được cả ba nguồn vốn vay là rất thấp.

4.3.1.4. Nguyên nhân nông dân không vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng năm 2011

Trong năm 2011, những hộ không có vay ở các tổ chức tín dụng chính thức là do hai nguyên nhân chính sau: không muốn vay vì không có nhu cầu,

hoặc có nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng, quỹ tín dụng những có khoảng nợ quá hạn.

Bảng 16. NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÔNG HỘ KHÔNG MUỐN VAY Ở NGÂN HÀNG, QUỸ TÍN DỤNG

Nguyên nhân Tần số Tỷ trọng(%)

Không có nhu cầu 18 58,0

Chưa từng vay vốn ở ngân hàng 6 19,4

Số tiền vay quá ích so với nhu cầu 2 6,5

Thời hạn vay quá ngắn 1 3,2

Không thích thiếu nợ 2 6,5

Phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ 1 3,2

Không có khả năng trả nợ 1 3,2

Tổng 31 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Theo kết quả thống kê, nguyên nhân chính mà nông hộ không muốn vay vốn từ các ngân hàng, quỹ tín dụng là không có nhu cầu, chiếm 58% tổng số người không muốn vay. Đây là những nông hộ có thu nhập cao, đáp ứng đủ chi tiêu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, không có nhu cầu mở rộng sản xuất, không muốn thiếu nợ nên khả năng vốn của họ tới đâu thì sản xuất tới đó. Ngoài ra, lí do chưa từng vay vốn ở ngân hàng cũng làm nông hộ không muốn vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng, chiếm tỷ trọng 19,4%. Con số tuy thấp nhưng phản ánh thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Trà Cú còn khả năng mở rộng.

Bảng 17. NGUYÊN NHÂN MUỐN VAY Ở NGÂN HÀNG, QUỸ TÍN DỤNG NHƯNG VAY KHÔNG ĐƯỢC

Nguyên nhân Tần số Tỷ trọng (%)

Không có tài sản thế chấp 1 4,3

Không lập được kế hoạch xin vay được chấp nhận 1 4,3

Không được vay mà không rõ lý do 1 4,3

Có khoản vay quá hạn 20 87,1

Tổng 23 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Nguyên nhân chính dẫn đến việc muốn vay nhưng không được vay là có khoảng nợ quá hạn, chiếm tỷ lệ 87,1% trong 23 người muốn vay ở ngân hàng, quỹ tín dụng nhưng vay không được. Theo kết quả khảo sát, đa số hộ có khoản vay quá hạn đều làm nghề nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2003, các nông hộ có khoản vay với lượng vay rất lớn dưới hình thức mô hình nuôi tôm công nghiệp ở các ngân hàng. Nhưng do sử dụng vốn sai mục đích, thất mùa dẫn đến tình trạng

mất vốn. Nên các nông hộ không còn khả năng trả nợ khi đáo hạn. Ví dụ, hộ Ông Dương Văn Hậu, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 95.000m2. Năm 2003, Ông được NHNo&PTNT cho vay với số tiền 300 triệu đồng. Món vay đó được vay với lãi suất 0% trong 3 năm (số liệu điều tra thực tế, 2012). Do thất mùa nên sau 3 năm Ông không có khả năng trả tiền gốc và cũng không trả tiền lãi từ năm thứ 3. Với quy mô sản xuất lớn, hộ Ông Dương Văn Hậu thường xuyên bị thiếu vốn. Nhưng do có khoảng nợ quá hạn nên Ông không thể tiếp cận được tín dụng chính thức. Ngoài ra, các nguyên nhân khiến nông hộ muốn vay vốn ở các ngân hàng, quỹ tín dụng nhưng không được vay còn do không có tài sản thế chấp, không lập được kế hoạch xin vay được chấp nhận, không được vay mà không rõ lý do. Nông hộ rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức TDCT trong việc vay theo phương thức tín chấp. Với ý chí vươn lên, một kế hoạch sản xuất hiệu quả, nông hộ sẽ có cơ hội thoát nghèo nếu có những khoản vay tín chấp của các TCTD. Góp phần phát triển kinh tế của vùng.

4.3.1.5. Nguyên nhân nông dân không vay vốn ở tổ chức xã hội đoàn thể và tín dụng phi chính thức

Bảng 18. NGUYÊN NHÂN MÀ NÔNG HỘ KHÔNG VAY Ở TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐOÀN THỂ VÀ TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Chỉ tiêu Các tổ chức xã hội, đoàn thể Tín dụng phi chính thức Tần số Tỷ trọng(%) Tần số Tỷ trọng(%)

Không có nhu cầu 33 28 27 50

Không có thông tin 57 48 0 0

Không có tham gia tổ chức xã hộ, đoàn thể

22 19 0 0

Số tiền vay được ít 6 5 0 0

Lãi suất cao 0 0 24 44

Không có uy tín nên không được vay

0 0 2 4

Không biết vay ở đâu 0 0 1 2

Tổng 118 100 54 100

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w