Khái quát về thị trường tín dụng chính thức tại huyện Trà Cú – tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 40 - 41)

HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH

3.2.1. Khái quát về thị trường tín dụng chính thức tại huyện Trà Cú –tỉnh Trà Vinh tỉnh Trà Vinh

Trà Cú có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện và đã có nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp một phần rất lớn trong GDP của huyện trong nhiều năm qua. Trong giai đoạn 2011- 2020, do tác động của khu kinh tế Định An, cảng Định An, huyện sẽ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, mục tiêu này sẽ khó hoàn thành nếu thiếu đi nguồn vốn đầu tư ban đầu. Do đó, việc xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và phát triển là một việc làm hết sức cấp thiết. Trong đó, tín dụng chính thức cần giữ vai trò chủ lực trong công cuộc hỗ trợ vốn vay cho các nông hộ. Chính vì thế mà Chính phủ đã lập ra hệ thống ngân hàng ở nông thôn nhằm cung cấp vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cụ thể đó là NHNo&PTNT và NHCSXH là hai hệ thống chủ yếu thường thấy ở huyện Trà Cú.

Hiện tại hệ thống tín dụng chính thức tại địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gồm có chi nhánh loại 3 của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng chính

sách xã hội, Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, phòng giao dịch của ngân hàng Phương Nam. Ngoài ra, Huyện Trà Cú còn có 03 quỹ tín dụng đang hoạt động trên địa bàn và các chương trình đặc biệt của Chính phủ.

Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Trà Cú rất phát triển. Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp những khoản vay ưu đãi với hình thức chủ yếu là cho vay tín chấp, hầu hết các tổ chức còn lại trong hệ thống tín dụng chính thức hoạt động theo phương thức truyền thống là cho vay có thế chấp tài sản. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa phát triển đúng tầm và thiếu sự cạnh tranh giữa các tổ chức với nhau. Lượng vốn tín dụng chính thức mà các tổ chức này cung cấp chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế của các nông hộ và việc tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ vấn còn nhiều hạn chế về các điều khoản hợp đồng tín dụng, phương thức và thủ tục giao dịch…

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Với chiến lược thường xuyên bám sát thị trường tín dụng nông thôn, sát cánh cùng hộ nông dân, gắn bó với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. NHNo&PTNT luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình tiếp cận vốn TDCT của nông hộ, thực hiện tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 40 - 41)