Thực trạng sử dụng vốn vay của các nông hộ tại huyện Trà Cú tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 67 - 71)

4.3.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các nông hộ tại huyện Trà Cú -tỉnh Trà Vinh tỉnh Trà Vinh

4.3.2.1. Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

Đây là thủ tục quan trọng để các nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức. Kê khai mục đích sử dụng vốn vay là một yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xin vay tại hầu hết các ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định cấp vay với hạn mức, lãi suất và thời hạn phù hợp cho từng lượt vay. Đồng thời, mục đích sử dụng vốn vay còn phản ánh một phần khả năng trả nợ của nông hộ. Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN, các ngân hàng có quyền yêu cầu các nông hộ hoàn trả lại số tiền vay dù chưa đến hạn trả khi nông hộ sử dụng vốn sai mục đích.

Bảng 22. MỤC ĐÍCH VAY VỐN CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ

Mục đích

2010 2011

Số lượt vay Tỷ trọng (%) Số lượt vay Tỷ trọng (%)

Sản xuất/kinh doanh 66 88,0 66 86,9

Tiêu dùng 8 10,7 9 11,8

Trả nợ 1 1,3 1 1,3

Tổng cộng 75 100,0 76 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Ở huyện Trà Cú, kinh tế chủ lực của huyện là sản xuất nông nghiệp nên mục đích vay vốn của người dân ở đây cũng chủ yếu là phục vụ cho hoạt động này. Cụ thể năm 2010 có 66 lượt vay chiếm 88% và năm 2011 có 66 lượt vay chiếm 86,9%. Với mục đích sử dụng vốn này, nông hộ vay để chi trả cho những khoản chi phí đòi hỏi việc thanh toán bằng tiền mặt như: mướn nhân công, thuê máy móc phục vụ canh tác, xay lúa,… Ngoài ra với những hộ buôn bán nhỏ, vay để tăng vốn lưu động, thanh toán tiền hàng hoặc mở rộng kinh doanh,…

Mặc dù người đi vay ghi trong đơn xin vay với mục đích sản xuất là chủ yếu và đây cũng là yếu tố để ngân hàng xem xét quyết định cho vay, nhưng bởi vì các ngân hàng không thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn của tất cả các khách hàng của mình. Do đó, từ bảng 21 ta có thể thấy, nông hộ vẫn vay với mục

đích tiêu dùng. Năm 2010 có 8 lượt vay chiếm 10,7% và năm 2011 có 9 lượt vay chiếm 11,8%. Qua khảo sát thực tế, số nông hộ vay cho tiêu dùng còn cao hơn. Do đặc điểm sản xuất của nông hộ là chỉ có thu nhập sau mỗi vụ sản xuất (thường kéo dài trong 3 đến 4 tháng nếu trồng lúa và kéo dài 10 - 12 tháng nếu trồng mía) trong khi số tiền tiết kiệm không nhiều nên khi phát sinh những khoản chi ngoài dự kiến (học phí, thành viên trong gia đình bệnh,…) thì phải sử dụng đến nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng CSXH cũng đã có những khoản vốn vay dành cho sinh viên, xây dựng nhà ở hoặc nước sạch vệ sinh môi trường phục vụ nhằm phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của nông hộ. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là trường hợp nông hộ vay với mục đích trả nợ với 01 hộ chiếm 1,3% trong năm 2010 và cả trong năm 2011. Đối với một số hộ sản xuất bị thất mùa, không đủ tiền trang trải chi phí mua vật tư, hộ có xu hướng vay ngân hàng nhằm mục đích trả nợ. Với những trường hợp này, đa số các hộ đều khai báo mục đích vay là nhằm đầu tư sản xuất do hiện nay các tổ chức tín dụng vẫn chưa có những khoản vay chính thức phục vụ nhu cầu trả nợ.

Nhìn chung, có thể thấy mục đích chủ yếu vẫn là vay để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn thu nhập để hoàn trả nợ gốc. Tuy nhiên, việc sử dụng sai mục đích là không thể tránh khỏi do chưa có cơ chế rõ ràng quy định việc quản lý sử dụng vốn vay của nông hộ, dẫn đến nhiều trường hợp nông hộ sử dụng sai mục đích rồi mất vốn, dẫn đến việc hộ không còn khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trong những lần tiếp theo. Từ đó, cho thấy cần có cơ chế rõ ràng hơn nhằm quản lý mục đích sử dụng vốn vay của bà con nông dân, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đồng thời cũng giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cấp tín dụng, nâng cao được khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.

4.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay chính thức của nông hộ là một công tác hết sức quan trọng vì hiệu quả sử dụng vốn vay phản ánh những ảnh hưởng tích cực của nguồn tín dụng chính thức lên đời sống của nông hộ. Bên cạnh đó, nông hộ sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, tạo được nguồn thu nhập cao sẽ củng cố khả năng trả nợ của nông hộ vào thời điểm đáo hạn, giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận hơn với nguồn tín dụng chính thức trong những lần vay tiếp theo.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thường đa thành phần nên việc đánh giá tác động của riêng nguồn vốn vay chính thức đến đời sống của nông hộ tương đối phức tạp, đòi hỏi những công trình nghiên cứu độc lập với những tiêu chí cụ thể. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả xin phép chỉ đánh giá tổng quan về những tác động của nguồn vốn vay chính thức đến tình hình chung trong đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ tại địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Nhìn chung, trong những năm qua, từ những khoản vay chính thức, đặc biệt là từ hai ngân hàng chủ lực là NHCSXH và NHNo&PTNT, đời sống của nông hộ đã được nâng cao, hoạt động sản xuất đạt được nhiều bước phát triển mạnh. Với sự phát triển không ngừng của hệ thống tín dụng, những nông hộ khá, giàu, những nông hộ có đất đai cầm cố thì dễ dàng tiếp cận được với các nguồn tín dụng. Ngoài ra, Nhà nước luôn quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như huyện Trà Cú. Người dân trong huyện được hưởng nhiều chính sách như: Quyết định 134, 135, Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo và Quyết định 74 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn, mới đây là quyết định 102 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2012. Đây là những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi với chi phí sử dụng vốn thấp. Trong năm 2011, huyện Trà Cú đã hỗ trợ đất ở cho 404 hộ, hỗ trợ đất sản xuất cho 2.275 hộ, hỗ trợ giải quyết việc làm 5.258 hộ. Triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, huyện Trà Cú ưu tiên hỗ trợ ngân sách trên 82,57 tỷ đồng, xây dựng 10.731 căn nhà, nhân dân đối ứng từ nguồn vốn vay NHCS trên 52 tỷ đồng (UBND huyện Trà Cú, 2011).

Đánh giá tổng quan, nguồn vốn tín dụng chính thức đã thực hiện tương đối tốt vai trò thúc đẩy đầu tư sản xuất nông nghiệp – phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nông hộ. Tuy nhiên, công tác quản lý sử dụng nguồn vốn vay chưa được thực hiện triệt để nên vẫn còn nhiều trường hợp nông hộ sử dụng vốn sai mục đích khiến nguồn vốn vay chưa thể phát huy hoàn toàn hiệu quả. Trong giai đoạn sắp tới, với những chính sách

khuyến khích tín dụng nông thôn của chính phủ và địa phương kết hợp cùng việc hoàn thiện cơ chế cho vay, quản lý vốn vay của các tổ chức tín dụng, hy vọng hiệu quả sử dụng vốn sẽ càng được nâng cao.

4.3.2.3. Số lần sai hẹn trả nợ của nông hộ

Số lần sai hẹn trả nợ của nông hộ đã phản ánh được phần nào hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ. Ngoài ra, số lần sai hẹn còn thể hiện nông hộ đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản vay quá hạn.

Hình 4. TÌNH HÌNH SAI HẸN TRẢ NỢ CỦA NÔNG HỘ

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Trong số 121 nông hộ được phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn có đến 67 hộ đã từng sai hẹn với các tổ chức tín dụng chiếm 55,4% tổng số hộ. Đây là tỷ lệ rất cao, phản ánh đa số nông hộ đều sử dụng vốn không hiệu quả. Đây cũng là yếu tố rất ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ.

Số nông hộ sai hẹn 2 lần chiếm đa số với 19 nông hộ chiếm 28,4% tổng số nông hộ đã từng sai hẹn. Trong khi đó, số lần sai hẹn trên 4 lần cũng chiếm đa số với 18 hộ chiếm 26,9%. Đây là những hộ không trả số tiền vay trong nhiều năm nên số lần sai hẹn rất cao. Đa số nông hộ ở địa phương đều có tư tưởng khi không có đủ số tiền để trả nợ gốc thì cũng không trả lãi hoặc một phần nợ gốc.

Số hộ Tỷ trọng (%) Tích lũy (%) Sai hẹn trả nợ 1 lần 15 22,3 22,3 Sai hẹn trả nợ 2 lần 19 28,4 50,7 Sai hẹn trả nợ 3 lần 11 16,4 67,1 Sai hẹn trả nợ 4 lần 4 6,0 73,1 Sai hẹn trả nợ 4 lần trở lên 18 26,9 100,0 Tổng 67 100,0

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Những nông hộ có số lần sai hẹn cao thì số tiền vay càng lớn. Nếu số tiền vay sử dụng sai mục đích, thất mùa thì nông hộ không có đủ số tiền để chi trả cho các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, đa số nông hộ bắt đầu vay chính thức từ giai đoạn đầu những năm 2000, nên số lần sai hẹn rất cao nếu không trả được vốn. Bên cạnh đó, như đã phân tích từ trước, đặc thù điều kiện sản xuất nông nghiệp khiến việc trả toàn bộ nợ gốc trong một lần là tương đối khó khăn với nông hộ, nên đa số các tổ chức tín dụng đều cho phép nông hộ được gia hạn các khoản vay từ 1 đến 2 lần tùy uy tín và lịch sử tín dụng của nông hộ. Vì thế, số nông hộ sai hẹn dưới 3 lần chiếm 67,1% tổng số nông hộ sai hẹn.

Đánh giá tổng quan, nguồn vốn chính thức đã thực hiện tương đối tốt vai trò thúc đẩy đầu tư sản xuất nông nghiệp – phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nông hộ. Tuy nhiên, công tác quản lý sử dụng nguồn vốn vay chưa được thực hiện triệt để nên vẫn còn nhiều trường hợp nông hộ sử dụng vốn sai mục đích khiến nguồn vốn vay chưa thể phát huy hoàn toàn hiệu quả. Trong giai đoạn sắp tới, với những chính sách khuyến khích tín dụng nông thôn của chính phủ và địa phương kết hợp cùng việc hoàn thiện cơ chế cho vay, quản lý vốn vay của các tổ chức tín dụng, hy vọng hiệu quả sử dụng vốn sẽ càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w