Thu nhập bình quân của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 53 - 54)

Bảng 8. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Đơn vị: triệu đồng

Thấp nhất Cao nhất Trung bình Skewness Tổng thu nhập 2010 28,20 325,00 95,29 1,569 2011 29,80 350,00 114,43 1,382 Thu nhập bình quân 2010 8,80 72,50 27,66 1,027 2011 9,75 93,33 33,01 1,249

(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)

Qua điều tra nhận thấy rõ rằng, mức thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo có sự khác nhau, mức chênh lệch ở đây khá cao. Đồng thời, hệ số Skewness liên tục dương với giá trị lớn phản ánh thực trạng mặt bằng chung nông hộ có tổng thu nhập và mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với giá trị trung bình (Lê Đỗ Mạch, 2005). Nguyên nhân chính là do đa số hộ nghèo trong xã không có nhiều đất canh tác nên chỉ sống chủ yếu vào nguồn thu từ nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, làm mướn. Ngoài ra, các hộ nghèo trong xã chủ yếu là những người ốm đau bệnh tật, số người sống phụ thuộc nhiều. Trong khi đó, trình độ lao động thấp, họ ít có khả năng tự kiếm việc làm và tăng thu nhập cho bản thân.

Mặt khác, những người có hoạt động mua bán, làm dịch vụ thì thu nhập khá cao, cụ thể thu nhập trung bình từ hoạt động buôn bán, làm dịch vụ là 46 triệu/hộ/năm. Trà Cú là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân gần như phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên những năm gần đây, các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ và buôn bán tập trung ở các chợ trên địa bàn huyện, xã diễn ra khá mạnh mẽ, người dân phần nào đã đa dạng hóa được nguồn thu nhập nâng cao mức sống. Mặc dù vậy, vẫn rất cần tới các hoạt động cho vay và hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức đang có mặt trên địa bàn. Việc tiếp cận được với nhiều nguồn vốn là cơ hội để người dân nâng cao khả năng sản

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà vinh (Trang 53 - 54)