Quan hệ xã hội là một nhân tố không kém phần quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Theo đó, những hộ có địa vị xã hội thì
khả năng vay vốn TDCT dễ hơn so với những hộ khác. Đơn giản vì họ là những người nắm bắt thông tin nhanh hơn, có uy tín xã hội. Thực tế, nhiều chương trình TDCT của nhà nước được thực hiện thông qua họ như là những người tham gia trực tiếp các chương trình đó (Phạm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Quốc Oánh, 2010).
Bảng 5. THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA HỘ ĐIỀU TRA Chỉ tiêu
Có Không
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Làm ở cơ quan Nhà Nước
cấp xã, huyện, tỉnh 33 27,3 88 72,7
Làm ở cơ quan Nhà Nước
Trung Ương 1 0,8 120 99,2 Làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng 10 8,3 111 91,7 Làm ở các tổ chức xã hội
hay đoàn thể ở địa phương 19 15,7 102 84,3
(Nguồn: Tác giả tự điều tra thực tế năm 2012)
Theo kết quả điều tra trong 121 hộ thì có 33 hộ có người thân, bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm tỷ lệ là 27,3%, mức độ quen biết tương đối ít cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của nông hộ sẽ bị hạn chế. Riêng mức độ có quen biết người thân làm ở ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng thì tương đối thấp chỉ chiếm 15,7%. Điều này cũng gây khó khăn khi nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Vì đây là nơi cung cấp thông tin tốt nhất và nhanh nhất về các chương trình khuyến nông, chính sách ưu đãi cho nông dân, hỗ trợ lãi suất,… Nông hộ có quen biết sẽ tiếp cận nhanh hơn với thông tin.Nếu không có mối quan hệ xã hội rộng rãi, nông hộ sẽ thiệt thòi lớn trong việc tiếp cận vốn TDCT và cũng là nguyên nhân cho việc kém hiệu quả các chính sách của nhà nước đưa ra.