Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 78 - 80)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

2. Khuyến nghị

 Đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương

+ Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần sớm thực hiện việc hình thành và phát triển một số vùng sản xuất khóm tập trung. Do tình hình sản xuất khóm ở địa phương còn manh mún, thưa thớt, chưa phát huy hết nguồn lực đất đai phù hợp với cây khóm. Cần tổ chức quy hoạch vùng chuyên canh để đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho nhu cầu thị trường.

+ Thu hút các doanh nghiệp về địa bàn xây dựng nhà máy, công ty chế biến khóm để tiêu thụ sản phẩm cho vùng khóm nguyên liệu của tỉnh đặc biệt là xã Tân Tiến và HỏaTiến.

+ Cần phải ổn định giá phân bón, hỗ trợ giá cho nông dân và kiểm tra, rà soát các loại phân giả trên thị trường, để nông dân không phải mất tiền mà lại mua phải phân giả. Hiện nay, các ngành chức năng chưa thực hiện một cách triệt để vấn đề này.

+ Đầu tư, cải tạo đất. Hiện nay, đất canh tác của nông dân rất lão hóa dẫn đến năng suất khóm thấp. Cần tiến hành hỗ trợ nông dân trồng khóm bơm sình từ sông Lớn lên rẫy khóm của nông hộ. Trước tiên các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có thể xem xét nông hộ và nhà nước cùng làm (nhà nước hổ trợ một phần vốn cho nông hộ).

+ Đầu tư hạ tầng thủy lợi lớn chống lũ, chống nước bị nhiễm ngọt cho vùng khóm là yêu cầu rất cần thiết của người trồng khóm.

 Đối với công ty thu mua và doanh nghiệp chế biến

Công ty chế biến cần thực hiện các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông hộ, để nông hộ yên tâm sản xuất khóm, cung cấp thông tin về thị hiện tại cho nông hộ biết. Đa dạng các hình thức để mua. Ngoài trái khóm loại 1 (trái khóm nguyên liệu đạt yêu cầu), thì công ty nên mua trái loại 2, 3, 4 với giá ưu đãi để nông hộ cải thiện cuộc sống.

 Đối với nông hộ

Các nông hộ nên nhanh chóng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, chuyển từ sản xuất thủ công truyền thống sang áp dụng các biện pháp cơ giới hóa trong nông nghiệp từ khâu làm đất cho đến khâu chăm sóc và thu hoạch. Góp phần giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động cũng như tiết kiệm được chi phí sản

xuất. Cần tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất do các đơn vị khuyến nông tại địa phương tổ chức. Thường xuyên theo dõi diễn biến của giá cả thị trường. Không nên sản xuất kiểu chạy theo giá cả nhất thời, vì như thế thường làm cho lượng cung vượt quá lượng cầu, theo đó giá sẽ không ổn định. Giữa các nông hộ nên liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, có thể thành lập các tổ hợp tác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất với nhau. Từ đó hướng dẫn nhau cùng sản xuất có hiệu quả hơn, có chu kỳ canh tác phù hợp, nên cải tạo trồng mới sau 3 năm để năng suất được cải thiện tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 78 - 80)