Tình hình sản xuất nông nghiệp ở TP Vị Thanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 35 - 38)

2.1.3.1. Về trồng trọt

Tình hình trồng trọt của TP. Vị Thanh có nhiều biến động nhưng chủ yếu là sự chuyển loại canh tác với nhau, diện tích trồng trọt không đổi.

Biểu 2.3: Diện tích và sản lượng cây trồng ở TP Vị Thanh năm 2013

Loại cây Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Năng suất (Tấn/ha)

Lúa 9.086 52.608 5,79

Mía 2.777 158.440 93,58

Khóm 1.200 22.680 18,90

Cây ăn trái 1.296 10.545 8,14

Hoa màu 795 9.841 12,38

(Nguồn: Phòng Kinh tế TP Vị Thanh, 2013) 2.1.3.2. Về chăn nuôi:

- Đàn gia súc:

+ Trâu 168/155 con, đạt 108,3% KH, ước thực hiện cuối tháng 12 năm 2012 đạt 171/155 con, đạt 110% KH.

+ Bò 133/150 con, đạt 88,67% KH, ước thực hiện cuối tháng 12 năm 2012 đạt 163/150 con, đạt 108,6% KH.

+ Heo 16.922/15.500 con, đạt 109,2% KH, ước thực hiện cuối tháng 12 năm 2012 đạt 18.054/15.500 con, đạt 116,4% KH.

- Đàn gia cầm: 156.183/160.000 con, đạt 97,6% KH, ước thực hiện cuối tháng 12 năm 2012 đạt 206.883/160.000 con, đạt 129,3% KH.

2.1.3.3. Về thủy sản:

Diện tích thả giống đến thời điểm hiện nay là 559,5/558 ha, đạt 100,2% KH. Trong đó: cá ao 459.5/458 ha, cá ruộng 100/100 ha. Ước diện tích xuống giống cuối năm 2012 là 570/558 ha, đạt 102,1% KH, ước sản lượng đạt 6.935 tấn.

2.1.3.4. Công tác khuyến nông:

- Phối hợp với Chi cục Nông - Lâm - Thủy sản tỉnh Hậu Giang tổ chức kiểm tra công nhận trái khóm Cầu Đúc đạt theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang tổ chức tổng kết mô hình nuôi cá thát lát ghép cá sặc rằn bằng hình thức nuôi công nghiệp tại xã Vị Tân; nghiệm thu chương trình khóm Cầu Đúc đạt theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Hỏa Tiến 09 ha/18 hộ; nghiệm thu chương trình heo sinh sản hướng nạc tại xã Vị Tân.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hậu Giang tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. - Thường xuyên kiểm tra các điểm trình diễn, tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng để kịp thời khuyến cáo bà con phòng trị bệnh.

2.1.3.5. Khái quát tình hình trồng khóm ở TP Vị Thanh:

Thành phố Vị Thanh cơ cấu kinh tế được xác định theo hướng công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nông nghiệp đứng hàng thứ 3 nhưng tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm còn khá lớn khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất tự nhiên 11.906,4 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 9.327ha, trong đó: Diện tích đất trồng lúa: 3.397 ha, mía: 2.755 ha,

khóm: 1.208ha, Cây ăn quả: 1.305 ha, rau màu: 500 ha, diện tích nuôi thủy sản: 170 ha; Trong đó cây khóm chiếm khoảng 13% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (tập trung chủ yếu ở xã Tân Tiến và xã Hỏa Tiến).

Từ lâu, khóm Cầu Đúc được nhiều người biết đến nhờ chất lượng, hương vị của nó mà khóm ở vùng khác khó bì được. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã không ngừng giúp nông dân vùng khóm đầu tư cải tiến kỹ thuật trồng theo hướng VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục tráng giống, quảng bá thương hiệu... để loại khóm queen ngày phát triển hơn.

Cây khóm bén chân ở xã Hỏa Tiến từ đầu thập niên 1930 và đã gắng bó với người dân xã Hỏa Tiến đến nay. Thấy giống tốt, dân địa phương nhân giống ra trồng cặp bờ sông Cái Lớn - từ đó cây khóm bám rễ, trụ vững đến ngày nay.

Từ năm 2006, diện tích trồng khóm chỉ có 994 ha, năng suất chỉ đạt 15 tấn/ha, sản lượng 13.414 tấn; đến năm 2012 diện tích trồng khóm trên địa bàn thành phố Vị Thanh là 1.208 ha chủ yếu là giống queen năng suất bình quân 18 tấn/ha với sản lượng 21.744 tấn.

Cây khóm Cầu Đúc đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa “khóm Cầu Đúc Hậu Giang” lần đầu tiên vào năm 2006 và được tái công nhận nhãn hiệu vào năm 2012. Từ đó đến nay thành phố Vị Thanh được Sở KHCN, Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hậu Giang đã có kế hoạch đầu tư nhiều cho việc cải tạo giống, nâng cao chất lượng, phải khẳng định khóm Cầu Đúc Hậu Giang là một loại trái đặc sản không giống khóm nào có được; cũng từ đó mà diện tích khóm Cầu Đúc được mở rộng cụ thể từ năm 2004 diện tích trồng khóm là 990ha lên trên 1.200 ha năm 2013. Theo định hướng đến năm 2020 ngành nông nghiệp quy hoạch 1.500 ha khóm tập trung xã Hỏa Tiến, Tân Tiến và xã Vị Tân.

Vài năm gần đây, khóm Cầu Đúc đã có mặt trong hệ thống siêu thị Co.op mart đồng bằng sông Cửu Long, sắp tới là hệ thống Co.op mart toàn quốc. Đầu mối cung cấp khóm cho hệ thống siêu thị này tuy mới làm quen với thị trường, nhưng những năm qua lượng khóm mà Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, Công ty xuất khẩu Miền Tây Cần Thơ cung ra hệ thống siêu thị và các chợ đầu mối khoảng trên 120.000 tấn khóm (tính từ năm 2007 đến nay). Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà máy chế biến nước khóm và khóm đóng hộp với trên 11.000 tấn mỗi năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 35 - 38)