Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 73 - 74)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

3.6.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân

- Về trình độ tâp huấn và tiếp thu ứng dụng KHKT vào việc canh tác của nông hộ trồng khóm ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả trồng khóm của nông hộ. Cụ thể hóa là việc bón phân không cân đối, nhất là

bón thừa đạm, chưa có biện pháp phòng trừ dịch hại hiệu quả. Việc làm đất, sên sình, lên líp và kỹ thuật chăm sóc, xử lý còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến hiêu quả trồng khóm.

- Đa số diện tích canh tác của nông hộ còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng chuyên canh rộng lớn, tập quán canh tác còn rời rạc từng hộ gia đình với diện tích dưới 2 ha chiếm 52%/ tổng số mẫu điều tra.

- Chi phí giống cây trồng từ lâu nông dân quen với tập quán sử dụng chồi của vụ trước đã bị nhiễm bệnh để làm giống cho vụ sau làm cho bệnh héo khô đầu lá ngày càng nặng, làm giảm năng suất và chất lượng trái khóm. Vì thực tế hiện nay nông dân sử dụng giống tự phát, từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không đồng đều, dạng quả không đạt yêu cầu chế biến. Ngoài ra, cách thu hoạch khóm rồi thả xuống mương nước để vận chuyển ra ngoài cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng.

- Hiện nay tại địa bàn nghiên cứu cây khóm đã gắn bó lâu dài với vùng đất của nông hộ nhung việc canh tác chưa được chú ý đến chi phí lao động bỏ ra để cải tạo đất, trồng và chăm sóc trong quá trình phát triển của cây khóm.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả trồng khóm như về vốn, giá bán, yếu tố tiêu thụ sản phẩm cũng hóp phần không kém đến hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 73 - 74)