- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:
3.6.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
Qua quá trình phỏng vấn thức tế và qua phân tích các đặc điểm sản xuất của nông hộ đề tài đã ra những giải pháp cơ bản sau:
+ Công tác giống cây trồng:
Trạm khuyến nông, HTX cùng nông dân tìm kiếm lại giống Queen thuần chủng và xây dựng trang trại nhân giống tại địa phương tránh tình trạng mua
giống trôi nỗi, không rỏ nguồn gốc. Bên cạnh đó, cần chú trọng chương trình trợ giá giống nông dân có khả năng mua được giống Queen thuần chủng. + Công tác chuyển giao KHKT:
Phòng Nông nghiệp và PTNN cần phối hợp với trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật cùng các cơ quan liên quan như trường Đại học Cần Thơ đẩy mạnh mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao, xây dựng thành mô hình điểm. Nông hộ canh tác khóm nên tích cực tham gia tập huấn, ứng dụng KHKT được tập huấn vào sản xuất khóm. Qua điều tra cho thấy nông hộ chưa tích cực tham gia tập huấn nông hộ nên tích cực tham gia để nắm bắt được kỹ thuật canh tác mới và chăm sóc khóm tốt hơn.
Tổ chức lại và động viên nông dân tham gia sản xuất khóm theo mô hình VietGap để tạo ra sản phẩm có chất lượng để đẩy mạnh thương hiệu “khóm Cầu Đúc Hậu Giang”.
+ Về khâu tiêu thụ sản phẩm:
Do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên tình trạng mất giá, ép giá vẫn diễn ra vì thế nông hộ nên hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và tạo nguồn cung lớn cùng một thời điểm. Để có thể ký kết hợp đồng với công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến. Như thế đầu ra và giá cả sẽ ổn định và tốt hơn.
Nông hộ cần cập nhật, nắm bắt thông tin về giá cả thị trường để hạn chế một phần nào đó bị người mua ép giá.
+ Qua quá trình phân tích và xữ lý số liệu bằng phần mềm SPSS đề tài đưa ra một số giải pháp khác sau:
Hiệu quả kỹ thuật là tương đối cao nhưng chưa xứng tầm với các loại cây khác cùng nằm trong cây chủ lực của tỉnh. Cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cấp quản lý đồng thời tổ chức các buổi hội thảo thông qua đó tuyên truyền hướng dẫn nông dân canh tác hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cần sự quan tâm hơn nữa của nhà nước đối với cây chủ lực này. Cần các cơ quan chức năng bố trí cán bộ khuyến nông, cán bộ bảo vệ thực vật địa phương hướng dẫn, theo dõi sát lịch trình canh tác của nông dân để kịp thời hướng dẫn kỹ thuật, thông báo tình hình thời tiết, sâu bệnh. Qua đó nông dân kịp thời phòng chống những ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất từ đó nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho nông dân.
Qua phân tích hiệu quả kỹ thuật, qui mô sản xuất đề tài đưa ra được hướng sản xuất có hiệu quả hơn, nông hộ nên tập trung đầu tư vào trình độ KHKT, cây giống, cách chăm sóc và qui mô canh tác nên tập trung từ 2ha trở lên hoặc kết hợp thành vùng chuyên canh.