KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 76 - 78)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1. Kết luận

Sản xuất Khóm (dứa) là một lĩnh vực thế mạnh và là một trong những cây trồng chủ yếu của người dân tại TP Vị Thanh mà đặc biệt là ở hai xã Tân Tiến và Hỏa Tiến. Thu nhập và đời sống của nông hộ tại đây thường phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất khóm.

Qua quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ cho thấy:

Kết quả thống kê từ phòng Kinh tế TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thì diện tích đất trồng khóm trên địa bàn giảm nhẹ cụ thể năm 2011 là 1.210 ha đến năm 2013 còn 1.200ha. Nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng không

tăng là do cây khóm bị các loại cây trồng khác như mía, lúa dần được thaythế cho những vùng đất ngọt hóa. Tuy nhiên diện tích đang trên đà tăng do có dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGap để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen Cầu Đúc ở Hậu Giang” được Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện từ tháng 4/2011 - 9/2013 với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Dự án có quy mô 30ha trồng thí điểm tại thành phố Vị Thanh theo tiêu chuẩn VietGap.

Qua kết quả phân tích, ta thấy các nông hộ ở địa bàn có bề dầy về kinh nghiệm sản xuất khóm, trung bình là 23 năm kinh nghiệm. Lực lượng chính tham gia vào việc sản xuất khóm chủ yếu là trung niên với độ tuổi trung bình là 49 tuổi và lao động hầu hết là lao động trong gia đình, trung bình mỗi hộ có 2 người tham gia vào sản xuất khóm chủ yếu là lao động nam. Về trình độ văn hóa của nông hộ tham gia sản xuất khóm là tương đối thấp, trung bình các nông hộ chỉ học hết cấp 1 và cấp 2, chiếm 90% tổng số nông hộ được phỏng vấn. Vì trình độ học vấn ở mức độ tương đối nên vấn đề tập huấn và áp dụng KHKT cũng gặp nhiều vấn đề. Theo khảo sát thì trong 50 hộ được phỏng vấn thì có 17 hộ chưa tham gia tập huấn. Về nguồn vốn vay, cho thấy việc cần vay vốn cho sản xuất khóm không cao chỉ chiếm 12%, phần lớn nguồn vốn vay này để trang trải cho chi phí chăm sóc như phân bón và nhân công lao động.

Như đã phân tích ở trên thì các yếu tố tập huấn về KHKT, diện tích canh tác, chi phí lao động, cây giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trong việc sản xuất khóm của bà con nông dân nơi đây. Về chi phí thì chi phí phân bón và chi phí cây giống chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu chi phí cho việc sản xuất khóm cho mỗi mùa vụ.

Về doanh thu của tương đối cao với một sản phẩm nông nghiệp, doanh thu trung bình là 58.956 nghìn đồng/1ha/vụ. Trồng khóm tuy có mang lại hiệu

quả kinh tế cho các hộ nông hộ trong vùng, nhưng lợi nhuận của nông hộ thì rất thấp (trung bình 26.969 nghìn đồng/ha/vụ), chưa thật sự cải thiện cuộc sống của nông hộ. Nhờ tận dụng được nguồn lực LĐGĐ trong sản xuất khóm nên mới có đủ thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.

Về diện tích canh tác đa số nông hộ có diện tích canh tác với qui mô nhỏ (dưới 2ha có 26hộ/ 50 hộ được điều tra) các hộ còn lại canh tác với diện tích từ 2ha đến 4ha. Với diện tích canh tác như trên chưa thật sự đem lại năng suất cao cho người nông dân trồng khóm.

Trong sản xuất khóm nông hộ còn gập nhiều khó khăn như: thiếu vốn, thiếu lao động và các chi phí đầu vào như phân bón ngày một tăng cao, bị ngập nước, nước bị nhiễm ngọt, bán sản phẩm thì bị ép giá, đầu ra không ổn định...

Tóm lại, việc sản xuất khóm đạt hiệu quả kỹ thuật tương đối cao và đem lại lợi nhuận cho nông dân. Mặc dù thu nhập mang lại từ việc trồng khóm không cao nhưng nông dân nên duy trì và phát triển nghề truyền thống này vì mỗi mô hình sản xuất đều có ưu nhược điểm riêng. Nếu biết phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất, góp phần mang lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w