Về diện tích

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 43 - 45)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

3.1.1.Về diện tích

Cây khóm “tá túc” ở vùng đất Hậu Giang khoảng thập niên 40-50 của thế kỷ trước, nó tập trung chủ yếu ở thành phố Vị Thanh đặc biệt là hai xã: Hỏa Tiến và Tân Tiến. Ở đây, người ta không quan tâm chuyện “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, mà chỉ biết trồng khóm để cất nhà, nuôi con ăn học. Cây khóm không những giúp người dân nơi đây no ấm mà hiện còn được xem là “cây giảm nghèo”. Năm 2006, khóm Cầu Đúc được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiện hàng hóa “khóm Cầu Đúc Hậu Giang”, đặc biệt khóm Cầu Đúc thông qua cuộc kiểm tra chất lượng và xuất khẩu sang Đông Âu, Liên Xô. Khi đó, diện tích trên địa bàn Vị Thanh có lúc lên đến 3.600ha,

nhưng bây giờ thời vàng son cây khóm không còn nữa diện tích trồng khóm giảm mạnh do các nhà đầu tư ồ ạt đóng cửa các nhà máy chế biến khóm. Từ năm 2008, cây khóm đã được nhà nước và nông dân quan tâm đầu tư và phát triển thành vùng chuyên canh tập trung nên diện tích dần ổn định.

Biểu 3.1 Diện tích khóm trên địa bàn TP Vị Thanh (2008-2013)

ĐVT: ha Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xã Vị Tân 30 30 30 Phường 7 5 5 7 5 5 Xã Tân Tiến 180 187 222 226 225 222 Xã Hỏa Tiến 864 874 948 947 949 948 Tổng diện tích 1.049 1.066 1.177 1.210 1.208 1.200

(Nguồn: Phòng Kinh tế TP Vị Thanh, 2013).

Từ ngày triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen sạch bệnh ở Hậu Giang” (04/2008) diện tích cây khóm đều tăng qua các năm. Qua biểu 3.1 thấy được diện tích thay ổi qua các năm cụ thể năm 2009 đạt 1.066 ha, tăng nhẹ so với năm 2008 là 17 ha (tăng 1,62%). Năm 2010 nhà nước đầu tư vốn, giống vào mô hình “cấy mô sạch bệnh” cho nông dân nên diện tích tăng mạnh lên 111 ha (tăng 10,41%), năm 2011 tăng 33 ha (tăng 2,08%). Năm 2012 diện tích khóm chuyển hướng giảm nhẹ, giảm đi 2ha (giảm 0,16%), mặc dù giá có tiến triển tốt hơn nhưng diện tích không tăng mà còn giảm nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2013 giảm tiếp 8ha đất trồng khóm, nó cho thấy sự ngán ngẩm của nông dân về giá cả đầu ra và bài học sương máu của nông dân xã Hỏa Tiến về việc bao tiêu trồng 15 ha khóm Cayene cho Công ty Thái Dương nhưng công ty này đã không mua như trong hợp đồng làm nông dân khốn đốn lo đầu ra cho khóm. Nhìn chung diện tích khóm tương đối ổn định nhưng diện tích trồng khóm của một số nông hộ thì biến động do nông dân gặp phải tình trạng được mùa thì

mất giá nên nông hộ phải chuyển đổi cây trồng, thường là khóm sang mía. Nông hộ có diện tích ít (thường 5.000 m2 trở xuống) thì chuyển đổi chu kỳ canh tác giữa hai loại cây mía và khóm trên số đất nông nghiệp của mình, còn những nông hộ có diện tích đất nông nghiệp nhiều thì nông hộ chỉ chuyển một ít diện tích đất sang trồng mía.

Diện tích khóm tăng thêm cho toàn TP chủ yếu là do xã Tân Tiến và xã Hỏa Tiến đóng góp vì đây là vùng nguyên liệu khóm chủ yếu cho toàn tỉnh nên được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư nhân rộng nhiều hơn. Cụ thể là tại xã Hoả Tiến vào năm 2010 nhiều hộ đã được hổ trợ kinh phí để tiến hành trồng theo mô hình VietGAP nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng nên diện tích đã tăng lên đáng kể. Nhưng đáng tiếc những nông hộ tham gia VietGap chỉ tham gia thời gian đầu, sau đó thì không tham gia vào mô hình này do nông hộ thấy phiền phức khi bón phân, làm cỏ, thu hoạch…đều phải làm theo hợp tác xã và cung cấp thông tin về thời gian, liều lượng hay giá cả cho hợp tác xã ghi chép lại nhưng giá thì không chênh lệch lắm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 43 - 45)