Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khóm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 67 - 70)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

3.3.Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khóm

Sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần mềm SPSS ta có biểu kết quả sau đây:

Biểu 3.16: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Các nhân tố ảnh hưởng Hệ số tương quan Giá trị thống kê t Mức ý nghĩa

Hằng số -957 -1,587 0,121 Trình độ học vấn (X1) 0,016 0,729 0,471 Tập huấn ( X2) 0,053 2,429 0,020 Kinh nghiệm trồng (X3) 0,024 1,236 0,224 Diện tích canh tác (X4) 0,056 4,937 0,000 Chi phí lao động (X5) 0,182 4,074 0,000

Chi phí cây giống (X6) 0,165 2,478 0,018

Chi phí phân bón (X7) 0,045 0,521 0,605

Chi phí thuốc xử lý (X8) -0,078 -1,443 0,157

Chi phí lãi vay (X9) -0,001 -0,605 0,549

Chi phí tưới tiêu (X10) 0,039 0,821 0,417

Chi phí làm đất (X11) 0,064 1,528 0,135

Hệ số xác định R2 0,911

(Kết quả chạy hàm ở phụ lục)

Căn cứ vào kết quả trên cho thấy với mức ý nghĩa 5% thì các yếu tố tập huấn (X2), diện tích canh tác (X4), chi phí lao động (X5), chi phí cây giống (X6) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng khóm của nông hộ. Với hệ số tương quan bội (R) là 0,955 nên có cơ sở kết luận rằng các nhân tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với năng suất. Với hệ số xác định (R2) là 0,911 có nghĩa là sự biến động của năng suất được giải thích bởi các nhân tố được xác định trong mô hình ở mức 91,1%, còn lại 8,9 % không được giải thích bởi

sự thay đổi của những biến trên và phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào trong phân tích.

Các biến trên giải thích đến 91,10% (R2 = 0.911) sự thay đổi của năng suất trồng khóm và các biến này cũng có mối tương quan rất chặt chẽ đến năng suất (R = 0,955). Như vậy, mô hình hồi qui đa biến dựa theo các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5% là hoàn toàn có ý nghĩa thống kê.

Dựa vào các thông số của biểu phân tích trên ta có các đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến năng suất trồng khóm của nông hộ như sau :

* Nhân tố tập huấn (X2):

Đúng như kỳ vọng, việc tập huấn KHKT cho nông hộ áp dụng vào việc canh tác khóm tỷ lệ thuận với năng suất đạt được của nông hộ. Mỗi nông hộ được tập huấn càng nhiều về kỹ thuật canh tác khóm thì năng suất trồng khóm của nông hô tăng lên. Cụ thể khi nông hộ tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng khóm sẽ làm cho năng suất của nông hộ tăng trung bình 0,053 tấn/ha.

* Nhân tố diện tích canh tác của nông hộ (X4):

Tương tự, diện tích canh tác của nông hộ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng khóm. Kết quả phân tích cho thấy diện tích canh tác càng lớn thì năng suất trồng của nông hộ càng tăng. Do đó việc các nông hộ tập trung diện tích đất sản xuất để chuyên canh cây khóm hay liên kết hợp tác theo qui mô cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Cụ thể khi diện tích đất trồng khóm của nông hộ tăng lên 01 ha khi các nhân tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất của nông hộ tăng trung bình 0,056 tấn/ha.

* Nhân tố chi phí lao động (X5):

Ngoài ra, kết quả phân tích chỉ ra rằng chi phí lao động của nông hộ cũng tương quan tỷ lệ thuận với năng suất. Nông hộ đầu tư nhiều vào chi phí

lao động, chăm sóc thì năng suất khóm tăng lên rất đáng kể. Khi nông hộ đầu tư 01 nghìn đồng tăng lên của chi phí lao động, giả sử các nhân tố khác không đổi sẽ làm tăng năng suất của nông hộ trung bình khoảng 0,182 tấn/ha. Hay nói cách khác khi đầu tư nhiều vào việc chăm sóc, làm cỏ, sên sình,... lên việc trồng khóm thì năng suất của nông hộ cũng tăng lên một lượng tương ứng với β 5 .

* Nhân tố chi phí cây giống (X6):

Thống nhất với những gì đã kỳ vọng, việc đầu tư cây giống tỷ lệ thuận với năng suất thu được của người nông dân trồng khóm tại địa bàn nghiên cứu. Việc chọn được giống tốt, kháng bệnh, thích nghi với thời tiết, khí hậu và đặc biệt là thích nghi với vùng đất canh tác nơi đây góp phần tăng năng suất của bà con nông dân trồng khóm là không nhỏ. Từ kết quả phân tích cho thấy nếu chi phí cây giống tăng lên 1 nghìn đồng, giả sử các nhân tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất của nông hộ tăng trung bình 0,165 tấn/ha.

Ngoài các yếu tố được xem xét trên, giải thích mối quan hệ của nó với năng suất trồng khóm thì còn có các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng, chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, chi phí làm đất cũng có tương quan thuận với năng suất của hộ trồng khóm. Tuy nhiên các mối quan hệ này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy không có cơ sở kết luận rằng các yếu tố trình độ học vấn, kinh nghiệm trồng, chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu ảnh hưởng đến năng suất trồng khóm của nông hộ ở mức ý nghĩa 5%.

Tóm lại, trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ thì chỉ có các nhân tố như: trình độ tập huấn, diện tích canh tác, chi phí lao động và chi phí cây giống tác động đến năng suất của nông hộ. Trong đó các nhân tố đều tác động làm tăng năng suất của nông hộ. Các nhân tố khác có tác động đến năng suất nhưng về mặt thống kê thì không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 67 - 70)