Về các nguồn lực sản xuất, kỹ thuật, vốn của nông hộ tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 47 - 60)

- Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các tạp chí, niêm giám thống kê, các nghiên cứu khoa học về cây khóm, các trang web:

3.1.3.Về các nguồn lực sản xuất, kỹ thuật, vốn của nông hộ tại vùng nghiên cứu

nghiên cứu

3.1.3.1. Diện tích đất sản xuất

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn thì diện tích đất trồng khóm chủ yếu là đất của gia đình, gia đình có bấy nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu và đa phần đất sản xuất của hộ đều dùng để trồng khóm và cây khóm là nguồn thu nhập chính của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Diện tích đất trồng khóm được thể hiện chi tiết qua biểu sau:

Biểu 3.3: Diện tích đất sản xuất của nông hộ

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Diện tích< 1ha 9 18 2 1ha≤diện tích< 2ha 17 34 3 2ha≤diện tích< 3ha 9 18 4 3ha≤diện tích< 4ha 9 18 5 4ha≤diện tích 6 12 Tổng Cộng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Từ số liệu khảo sát 50 hộ trồng khóm tại vùng nghiên cứu cho thấy tổng diện tích đất trồng khóm bình quân của nông hộ là 2ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,3ha, hộ có diện tích lớn nhất là 4 ha. Trong đó số nông hộ có diện tích dưới 1ha là 9 hộ (chiếm 18% tổng số mẫu điều tra), số nông hộ có diện tích lớn hơn 1ha và nhỏ hơn 2ha là 17 hộ (chiếm 34%), dưới 3h và lớn hơn 2ha là 9 hộ (chiếm 18%), 18% cũng là tỷ lệ của các nông hộ có diện tích trên 3ha và dưới 4ha, số nông hộ có diện tích canh tác trên 4ha ít nhất trên tổng số mẫu điều tra, có 6 hộ và chiếm 12%. Nhìn chung các nông hộ tại địa

bàn nghiên cứu có diện tích đất trồng khóm không nhiều trung bình khoảng 2 ha/ hộ.

\

Hình 3.1: Cơ cấu diện tích đất sản xuất

3.1.3.2. Nguồn lực lao động

Để tìm hiểu về nguồn lao động trong sản xuất khóm ta xét đến các chỉ tiêu về số nhân khẩu trong gia đình, số lao động tham gia trực tiếp vào việc trồng khóm tại địa phương.

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Bình quân Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 6 2 4 0,88

Số lao động

tham gia vào sản xuất 4 1 2 0,65

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Qua kết quả điều tra được các chủ hộ cung cấp cho thấy, số nhân khẩu bình quân của hộ trồng khóm ở TP Vị Thanh là 4 người/hộ, trong đó hộ có số nhân khẩu lớn nhất là 6 người/hộ, nhỏ nhất là 2 người/hộ, độ lệch chuẩn cho thấy số nhân khẩu của các hộ chênh lệch nhau không lớn so với số trung bình. Số người trong độ tuổi lao động tham gia vào trồng khóm của nông hộ bình quân là 2 người/hộ, trong đó chủ hộ là nam chiếm 90% (45 trong tổng số 50 hộ), còn các thành viên còn lại là những người phụ thuộc như người lớn tuổi, trẻ em trong độ tuổi đi học hoặc những thành viên hoạt động trong lĩnh vực khác.

Trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung các chủ hộ thường có trình độ học vấn thấp nhưng đổi lại họ rất dồi dào kinh nghiệm trong sản xuất. Thường thì số tuổi và số năm kinh nghiệm đi song song với nhau, người có độ tuổi càng cao thì có kinh nghiệm càng nhiều. Do cây khóm xuất hiện từ rất sớm ở TP Vị Thanh vào thập niên 40-50 và là loại cây dễ trồng, phù hợp với đất đai nên người dân địa phương chọn cây khóm làm cây chủ lực. Chính vì vậy nông dân nơi đây có thâm niên sản xuất khóm.

- Về tuổi của chủ hộ

Biểu 3.5: Tuổi của chủ hộ

Danh mục tuổi Số hộ Tỷ lệ (%)

Từ 30-40 tuổi 12 24

Từ 41-50 tuổi 17 34

Từ 61-75 tuổi 10 20

Tổng cộng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Qua kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi của chủ hộ sản xuất khá đa dạng, chủ hộ trẻ tuổi nhất là 30 tuổi và chủ hộ lớn tuổi nhất là 75 tuổi. Phần lớn các chủ hộ có độ tuổi khá lớn, từ 41-50 tuổi chiếm 34%, từ 51-60 tuổi chiếm 22% và từ 61-75 chiếm 20% trong tổng số mẫu điều tra. Tuổi của chủ hộ có vai trò rất lớn trong trồng khóm, đối với những chủ hộ có độ tuổi còn trẻ thì kinh nghiệm chưa có nhưng tính mạo hiểm cao nên có nhiều phương hướng mới trong việc sản xuất và cũng dễ tham gia những lần tập huấn của các cán bộ cũng như tiếp thu những tiến bộ KHKT; ngược lại đối với những chủ hộ có độ tuổi cao họ đã tích lũy được kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ KHKT đối với họ là hơi khó.

- Về trình độ học vấn

Biểu 3.6: Trình độ học vấn của nông hộ

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Mù chữ 0 0 2 Cấp I 27 54 3 Cấp II 18 36 4 Cấp III 5 10 Tổng số 50 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Kết quả phỏng vấn 50 nông hộ đại diện địa bàn nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ tương đối thấp, trình độ cấp I chiếm tới 54% tổng số mẫu điều tra, cấp II chiếm 36%, trong khi đó cấp III chiếm chỉ có 10%. Mặc dù không có chủ hộ nào mù chữ nhưng với sự tiến bộ của KHKT ngày nay và những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm thì với trình độ học vấn như trên chưa đáp ứng kịp sự phát của KHKT, tiếp thu kiến thức

mới trong sản xuất để khẳng định vị thế thương hiệu trái cây trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hình 3.2: Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ

3.1.3.3. Về tập huấn khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã được đề cập và thực nghiệm từ lâu. Nhưng vấn đề đó được truyền đạt và áp dụng đến người nông dân trực tiếp sản xuất là vấn đề không đơn giản. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ…để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động, gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiển của nông dân.

Nội dung chủ yếu của buổi tập huấn nhằm định hướng cho nông dân sản xuất khóm theo nhu cầu nâng cao chất lượng và thu nhập dựa trên cơ sở ứng dụng hợp lý những tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm những biện pháp cải tạo đất, sử dụng giống mới, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các biện pháp bảo quản sau thu hoạch…. Việc áp dụng những biện pháp trên góp phần giảm các nguồn lực đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác.

Biểu 3.7: Trình độ tập huấn khoa học kỹ thuật của nông hộ

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Chưa được tập huấn 17 34

2 Có tập huấn 16 32

3 Tập huấn dài hạn 17 34

Tổng số 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Nhìn chung, các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu được tham gia tập huấn tốt. Theo số liệu khảo sát trong 50 hộ thì có 17 chưa tham gia tập huấn (chiếm 34% trong tổng số điề tra), 33 hộ còn lại đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cũng như tham gia chương trình trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGap của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện từ tháng 4/2011 - 9/2013. Trong đó số nông hộ tham gia chương trình tập huấn dài hạn chuyên sâu của cán bộ khuyến nông là 17 hộ ( chiếm hơn 50% của số hộ được tập huấn).

Qua quá trình tập huấn, những hộ tham gia đã thay đổi dần tập quán canh tác, áp dụng kỹ thuật, chọn cây giống sạch bệnh, xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo chương trình IPM hướng đến sản xuất an toàn, chất lượng.

3.1.3.4. Kinh nghiệm hay thời gian tham gia sản xuất của nông hộ.

STT Thời gian Số hộ Tỷ lệ (%) 1 0<thời gian trồng<10 1 2 2 10≤thời gian trồng<20 15 30 3 20≤thời gian trồng<30 18 36 4 từ 30 năm trở lên 16 32 Tổng cộng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Cây khóm có mặt tại TP Vị Thanh rất lâu đời từ thập niên 1930, đa số các nông hộ đều tham gia trồng khóm với thời gian khá lâu, từ đó kinh nghiệm tích lũy có được từ thời gian cũng rất quý báo cho việc nâng cao năng suất khóm. Tỷ lệ hộ dân trồng từ 20 đến 30 năm chiếm 36%, trên 30 năm chiếm 32% trên tổng số điều tra. Qua đó cho thấy người nông dân nơi đây gắn bó với cây khóm từ lâu và thu nhập chính của họ cũng từ cây khóm.

Hình 3.3: Cơ cấu thời gian tham gia sản xuất

3.1.3.5. Vốn sản xuất

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nguồn vốn cần để sản xuất không nhiều như các ngành nghề kinh doanh khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao họ cần phải có một số vốn đầu tư đủ để chăm sóc cho quá trình sản xuất trong vụ. Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho trồng khóm là vốn tự có của nông hộ và một số ít vay từ Ngân hàng chính sách. Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu chủ yếu là cải tạo đất, mua giống. Đa phần các hộ tham gia sản xuất khóm tại địa bàn nghiên cứu mua phân bón tại các đại lý địa phương theo hình thức trả sau (hoặc theo hình thức gối đầu) cũng có nghĩa là vụ đầu tiên khi bắt đầu trồng con khóm họ phải bỏ tiền ra mua phân bón, thuốc trừ sâu sau đó thu hoạch xong mới thanh toán tiền. Qua 50 quan sát trên địa bàn nhu cầu về vốn của nông hộ được khai quát qua bảng sau:

Biểu 3.9: Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có vay vốn 6 12

2 Số hộ không vay vốn 44 88

Tổng số 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Qua bảng thống kê cho thấy, chỉ có 6 hộ vay vốn, chiếm 12% trong tổng số mẫu điều tra với lãi suất 8%/năm, trung bình mỗi hộ vay 50 triệu đồng/chu kỳ, thời gian vay 1 năm. Mặc dù vậy khả năng tiếp cận nguồn vay với lãi suất thấp từ các tổ chức ngân hàng, tín dụng Nhà Nước còn rất ít vì hộ không đủ điều kiện thế chấp và không có thói quen vay vốn từ Ngân hàng. Do đó khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng đầu tư vào việc trồng khóm của nông hộ chưa được đảm bảo hoàn toàn đặc biệt là đối với hộ nghèo.

3.1.3.6. Lý do thích hợp nhất chọn cây khóm canh tác

Biểu 3.10: Lý do trồng khóm của nông hộ

STT Lý do Số ý kiên Tỷ trọng (%) 1 Thích nghi với vùng đất, khí hậu 25 50 2 Dễ trồng 12 24 3 Kháng bệnh 5 10

4 Năng suất cao 5 10

5 Giá bán cao 3 6

Tổng cộng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Mặc dù người dân ở đây trồng khóm rất lâu có thể nói là gia đình truyền lại nhưng họ chỉ mới áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các năm gần đây và một trong những lý do khiến các nông hộ chuyển sang trồng khóm được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.4: Cơ cấu lý do chọn giống

Trước hết, lý do chính mà nông dân chọn trồng khóm là do đất canh tác ở đây là loại đất phèn có PH thấp, khí hậu có nhiệt độ cao từ 250 đến 350C rất thích nghi với cây khóm, có đến 25 lượt trả lời cho ý kiến (chiếm 50%)

Lý do thứ hai để nông dân trồng cây khóm là loại cây dễ trồng, trồng bằng chồi của cây, ít bị chết và sâu bệnh.

Ngoài ra do đây cũng là loại cây đem lại năng suất tương đối ổn định và giá bán cũng ít biến động theo mùa vụ.

+Về đặc điểm tiêu thụ khóm của nông hộ

Sau khi thu hoạch nông hộ có thể lựa chọ bán sản phẩm cho các đối tượng như: thương lái, doanh nghiệp tư nhân hoặc bán lẻ.

Sau đây là đối tượng nông hộ sản xuất khóm ở Tp.Vị Thanh chọn bán:

Biểu 3.11: Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của nông hộ

STT Nơi bán Tần số Tỷ trọng (%)

1 Thương lái 40 80

2 Doanh nghiệp tư nhân 5 10

3 Bán lẻ 5 10

Tổng 50 100

Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Qua biểu 3.11 trên ta thấy rằng, có 40/50 nông hộ (chiếm 80%) là bán cho thương lái, vì bán cho đối tượng này sẽ dễ dàng cho nông hộ, thương lái

biết đến lúc thu hoạch là đến tại rẫy và mua khóm cho nông hộ. Có 5/50 (chiếm 10%) nông hộ bán cho doanh nghiệp tư nhân, thường những nông hộ này có điều kiện vận chuyển nên chở khóm ra doanh nghiệp bán có giá cao hơn so là bán cho thương lái. Còn 5/50 (chiếm 10%) còn lại là bán lẻ, những nông hộ này thường là có diện tích trồng khóm rất ít, thêm vào đó nông hộ cho khóm ra trái một lần với số lượng ít nên dễ dàng bán lẻ hơn.

Lý do nông hộ bán cho những đối tượng trên được thể hiện qua biểu đồ sau: 46% 6% 2% 46% Mối quen

Trả tiền ngay Mua với giá cao

Thuận lợi liên lạc

Hình 3.5: Cơ cấu lý do chọn bán

Qua biểu đồ ta thấy rằng, lý do lớn nhất mà nông hộ chọn bán cho các đối tượng đó là mối quen và trả tiền ngay (cùng chiếm 46%), lý do thuận tiện liên lạc chiếm 6% và 2% là mua với giá cao. Lý do bán giá cao có tỷ lệ thấp là do chênh lệch giá bán giữa các lái buôn là không nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài yếu tố trên quyết định giá bán cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. 14% 20 % 66 % Thỏa thuận

Theo giá thị trường Người mua

Hình 3.6: Cơ cấu quyết định giá bán

Khi nông hộ bán sản phẩm thì giá cả đa phần là do người mua quyết định (chiếm 66%), mua theo giá thị trường chiếm 20% và thỏa thuận chỉ có 14%. Đây cũng là điều bất lợi lớn cho nông hộ sản xuất khóm ở Tp.Vị Thanh.

3.1.3.7. Kế hoạch sản xuất của nông hộ

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khóm nói riêng, nông dân luôn gặp phải được mùa thì mất giá, cây trồng hiện tại không cải thiện được đời sống của nông hộ, biến đổi thời tiết, khí hậu hay đất trồng trọt hiện tại không phù hợp với cây đang canh tác v.v..vì vậy mà nông hộ phải dự tính cho sản xuất sắp tới.

Tùy từng điều kiện của nông hộ mà có kế hoạch sản xuất khác nhau. Dự tính trồng cây gì, diện tích ra sao để cải thiện thu nhập của gia đình.

Kế hoạch sản xuất của nông hộ điều tra ở TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 3.12: Kế hoạch sản xuất của nông hộ

STT Kế hoạch Tần số Tỷ trọng (%)

1 Thu hẹp qui mô 6 12

2 Duy trì qui mô 33 66

3 Mỡ rộng qui mô 11 22

Tổng 50 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 hộ tại vùng nghiên cứu, 2014)

Qua số liệu khảo sát ta thấy rằng có 6/50 (chiếm 12%) hộ có dự định thu hẹp qui mô trồng khóm. Lý do, nơi họ đang sống có thể dẫn nước ngọt vào đất nông nghiệp để trồng lúa, cây khóm đang dần mất giá vì thế có điều kiện như vậy họ chuyển sang canh tác cây lúa để nâng cao thu nhập hơn; Có 33/50 (chiếm 66%) nông hộ tiếp tục duy trì qui mô. Qua phỏng vấn trực

tiếp biết được, một số nông hộ muốn duy trì cây khóm trên vùng đất canh tác của mình vì đây là cây trồng đã gắn bó với cuộc sống họ bao đời qua, đã có kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiêu thụ, thu nhập tương đối ổn định (đa số hộ có diện tích canh tác lớn hơn 1ha). Có 11/50 nông hộ muốn mở rộng qui mô canh tác, đa số những nông hộ này có diện tích trồng khóm lớn và những rẩy khóm lân cận đang muốn sang bán lại, nên 11 nông hộ này muốn mua lại, gần rẫy khóm gần nhà nên cũng dễ chăm sóc hơn và từ đó nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng dứa (khóm) của các nông hộ tại thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang (Trang 47 - 60)