2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Nghị quyết số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành hai đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với 6 đơn vị hành chính là Thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Đến ngày 23/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP thành lập thành thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Vị Thanh là trung tâm văn hóa chính trị và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) - PhíaTây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) - Phía Nam giáp huện Long Mỹ (Hậu Giang)
- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) .
Hình 2.1: Bảng đồ hành chính thành phố Vị Thanh 2008
Thành Phố nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, và với các đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL là thành phố Cần Thơ.Với vai trò là đô thị trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây song Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm giữa tứ giác tăng trưởng Cần Thơ-Cà Mau- Kiên Giang-An Giang.
Khu vực nội thị của thành Phố có địa hình khá bằng phẳng đặc trưng của DDBSCL. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Có thể chia thành ba vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp song Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: Nằm sâu trong nội đồng, phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp dịch vụ.
Có hai trục giao thông chính là quốc lộ 1A và quốc lộ 61; Hai trục giao thông đường thủy quốc gia là kênh sang xà no và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Thành Phố Vị Thanh nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 27 0C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 với 35 0C và thấp nhất là tháng 12 với 20.3 0C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm 92-97% lượng mưa cả năm, lượng mưa thuộc loại trung bình, khoảng 1800mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 là 250,1mm. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%)giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
2.1.1.3. Thủy văn:
Thành phố Vị Thanh có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn 1.5km/km2 . Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của thành phố Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triểu của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
Do vị trí nằm ở vùng trung tâm ĐBSCL, vì vậy lịch sử địa chất của thành phố cũng mang tính chất chung của lịch sử địa chất của ĐBSCL. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thành phố nằm trong vùng trũng ĐBSCL, xung quanh là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lang, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn.