Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 73 - 77)

Nâng cao uy tín và chú trọng mở rộng thị trường kinh doanh

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được thành lập. Do đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là vô cùng khốc liệt. Để có thể tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh, công ty cần phải có những giải pháp nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường vì ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đơn thuần từ trước đến nay thì công ty còn có tham gia vào việc đầu tư bất động sản nhà đất. Vì vậy khi đã có uy tín và tạo dựng được hình ảnh tốt thì việc mở rộng thị trường của công ty không phải là việc quá khó khăn.

Trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có các chiến lược định giá sản phẩm hợp lý, linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng thân quen của công ty thì nên có những chế độ giảm

64

giá và chính sách khuyến khích ở từng thời điểm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường và nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm không phải thực hiện trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của công ty. Hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Đầu tư đổi mới công nghệ máy móc thiết bị

Với việc khoa học công nghệ hiện nay đang thay đổi với tốc độ chóng mặt qua từng ngày cho nên nhiệm vụ của công ty phải là đẩy mạnh đổi mới công nghệ nhằm nhanh chóng nắm bắt được xu thế của thị trường.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Trong thời gian tới, công ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau:

Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đốigiữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với các đối tác để thanh toán theo phương thức trả chậm.

Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiếp kiệm thời gian và công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.

Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.

Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

KẾT LUẬN

“Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” là một nội dung trọng tâm trong quản trị tài chính của các công ty hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi và đi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các công ty đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước, tình hình kinh tế ảm đạm do sự e dè và thăm dò của giới đầu tư.... Vì thế, nhiệm vụ hiện nay là phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp tài chính nhằm bao quát toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, tự bản thân công ty mới có sự mạnh mẽ từ bên trong và có đủ năng lực để đương đầu với nền kinh tế bên ngoài.

Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện hoạt động sản suất kinh doanh vẫn còn hạn chế trong một số mặt về quản lý tài sản và chi phí trong thời gian gần đây khiến khiến cho lợi nhuận có xu hướng giảm xuống theo từng năm. Từ đó, em thấy rằng công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích và dự báo, đồng thời xây dựng phương án tối ưu để quản lí và điều tiết các khoản thu chi trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, việc áp dụng các giải pháp tài chính trên đây là hoàn toàn khả thi trong năng lực của công ty. Điều này sẽ giúp cải thiện được hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng kiểm soát các nguồn lực trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm trong thực tế, hơn nữa thiếu sót do chưa có nhiều thông tin khi phân tích do đó những đánh giá trong khóa luận có nhiều điểm chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa phải là tối ưu và có tính thuyết phục. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn, thực tiễn hơn và giúp ích cho công việc của em sau này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Kinh Tế - Quản lý Trường Đại học Thăng Long đã dạy em trong những năm tháng học tại trường, đặc biệt là gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Bình đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Hà nội, ngày 06 tháng 07 năm 2014 Sinh viên

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

3. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

4. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty cổ phần Sông Đà 6

5. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty cổ phần Sông Đà 6

6. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty cổ phần Sông Đà 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Phân tích tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thực hành (Học viện Tài Chính), NXB Tài chính

2. Nguyễn Minh Kiều (2010), Bài giảng phân tích tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê

3. Tài chính doanh nghiệp hiện đại – PGS.TS Trần Thị Ngọc Thơ, Nhà xuất bản Thống Kê (2005)

4. Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)