Duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần vào những chuyển biến của nền kinh tế
Ngành Xây dựng đã bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu, duy trì đời sống, việc làm cho người lao động tiếp tục là một thách thức lớn đối với các DN…
Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; nghiêm túc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực của Ngành…
Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn Ngành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước và được đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế của năm 2013.
Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tiếp tục tăng, đạt khoảng 33,47%, trong đó 79% dân số đô thị được cung cấp nước sạch thông qua hệ thống cấp nước tập trung, 84% rác thải đô thị được thu gom và xử lý...
Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đạt 100% và tỷ lệ quy hoạch phân khu/quy hoạch chi tiết 1/2000 đạt 70% (tăng 10% so với năm 2012)... Đặc biệt, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đã tăng thêm 0,6m2 sàn/người, đạt 19,6m2 sàn/người; cả nước có khoảng 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương đương với khoảng 20 nghìn căn hộ; tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm…
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành xây dựng
Năm 2013 là năm mà Bộ Xây dựng đã tập trung cao độ cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước với những quan điểm, tư tưởng đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng cường kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tăng cường
58
kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; gắn việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội (NOXH)…
Điển hình là Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tại
kỳ họp thứ 6, Quốc hộ ịnh rõ các
dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau.
Cùng với Dự thảo Luật Xây dựng, Bộ đã trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quan trọng như: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý NOXH… Đây là những Nghị định quan trọng nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình xây dựng, việc đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch…
Các cơ chế chính sách mới ban hành với những quan điểm, tư tưởng đổi mới, được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng DN, người dân và xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đẩy mạnh tái cơ cấu DN ngành xây dựng
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, các DN trong ngành đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển SXKD, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tính đến ngày 01/01/2014, toàn ngành có 68.649 DN với hơn 2,283 triệu lao động. Các DN trong Ngành đã có đủ năng lực đảm nhiệm việc thiết kế, thi công nhiều công trình quy mô lớn, phức tạp ngang tầm khu vực; sản xuất được các loại VLXD chủ yếu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Tất cả các TCty nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng, trình phê duyệt đề án tái cơ cấu, tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu quản trị DN.
Hiện các TCty đang tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, tiến hành thoái vốn tại các DN kinh doanh ngoài ngành nghề kinh doanh chủ yếu; sáp nhập một số Cty con, Cty liên kết; sáp nhập, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm tinh gọn bộ máy quản lý; giảm dần giá trị vốn góp của Nhà nước tại các Cty CP mà Nhà nước không cần thiết nắm giữ cổ phần chi phối...
Qua quá trình cổ phần hóa, giá trị phần vốn nhà nước tại các DN đã tăng thêm được 2.096,77 tỷ đồng; số lao động được sắp xếp lại là 5.602 người; đồng thời đã xử lý nhiều vấn đề tồn tại về tài sản, tài chính, lao động, đất đai.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định, dù năm 2013 ngành Xây dựng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn chậm được khắc phục; chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng xây dựng không phép, sai phép tại một số địa phương vẫn còn cao; tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng tại một số đô thị chưa cao, chất lượng một số đồ án quy hoạch còn hạn chế; công tác phát triển đô thị tại một số địa phương còn nhiều hạn chế; thị trường BĐS tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn…