Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 37 - 77)

2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale)

Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (VND) 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084

Chí phí BH và QLDN (VND) 31.864.453.256 19.469.887.021 28.304.466.874

Lợi nhuận sau thuế (VND) 38.257.568.047 36.032.264.799 16.293.773.986

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 6,25 4,8 3,14

Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (VND) 917.065.190.299 809.694.726.502 1.156.792.638.595

Chi phí BH và QLDN (VND) 77.054.242.244 72.399.279.687 81.685.719.840

Lợi nhuận sau thuế (VND) 39.151.670.334 41.312.207.375 44.332.076.787

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 4,3 5,1 3,83

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang có chiều hướng đi xuống theo từng năm. Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy chi phí các hoạt động đang tăng dân theo doanh thu. Cũng xét theo chỉ tiêu này thì công ty cổ phần Sông Đà 6 cũng đang có xu hướng giảm nhưng tình hình của họ vẫn khả quan hơn một chút đó là tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn tăng ở năm 2012.

Có thể thấy rằng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 3 năm của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh có giá trị trung bình là 4,73%, chỉ tiêu này luôn biến động qua từng năm và không ổn định và những năm gần đây đang có xu hướng giảm tương đối mạnh. Điều này là do sự biến thiên của doanh thu và của lợi nhuận sau thuế có sự biến động khá là mạnh qua mỗi năm. Và cụ thể nhìn vào năm 2012 ta có thể thấy, tốc độ tăng của doanh thu là 122,52% và bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm một lượng là (0,94%) và điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời của công

ty và cụ thể là năm 2012 tỷ suất sinh lời của doanh thu đã giảm một khoảng 1,45%. Trái ngược với tình hình đang đi xuống của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong năm 2012 công ty cổ phần Sông Đà lại có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hơn so với năm 2011, cụ thể tỷ suất lợi nhuận của họ đã tằng từ 4,3% của năm 2011 lên 5,1% của năm 2012. Điều này đã cho thấy rằng công ty cổ phần Sông Đà 6 đã có một năm kinh doanh thành công hơn khá nhiều so với công ty cùng ngành như công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và có thể nói rằng nguyên nhân của kết quả kinh doanh đi xuống so với năm 2011 của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh là do sự tác động của nền kinh tế thị trường làm tăng các khoản chi phí của công ty điều đó kéo theo sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty. Có thể thấy trong những năm gần đây khi mà tình hình kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, giá xăng dầu, điện nước vẫn đang tăng điều này đã đẩy giá của các mặt hàng khác tăng theo. Doanh nghiệp phải chịu giá mua nguyên liệu cao, đầu vào của các doanh nghiệp xây dựng cũng chịu một mức giá khá cao cho các nguyên vật liệu chủ chốt của ngành xây dựng nhứ sắt thép, bê tông... Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn khí mà giá cả mọi mặt hàng trong nền kinh tế đều có xu hướng tăng thì ít nhiều doanh nghiệp cũng phải trả cho công nhân một mức lương cao hơn. Và tất cả những yếu tố đó đều tác động trực tiếp vào các doanh nghiệp.

2.2.1.2.Phân tích tình hình lợi nhuận

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 17,7 15,2 7,8

Hệ số biên lợi nhuận gộp 13 9,5 8,3

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay

8,2 6,6 2,5

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return On Equity)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) là một tổng những chỉ số giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.4 trên ta có thể thấy được hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty đang có xu hướng giảm

xuống theo từng năm và đặc biệt là năm 2013 chỉ tiêu này đang giảm rất mạnh, cụ thể như sau:

Năm 2011 chỉ tiêu ROE của công ty đạt mức 17,7% đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 15,2% và sang năm 2013 chỉ tiêu này giảm mạnh xuống còn mức 7,8%, điều đó có nghĩa rằng trong năm 2013 cứ 100 đồng vốn cổ đông được bỏ ra thì công ty sẽ thu về được 7,8 đồng lợi nhuận ròng trong khi đó thì với 2 năm trước thì cứ 100 đồng vốn cổ đông bỏ ra công ty thu lại được lần lượt là 17,7 và 15,2 đồng lợi nhuận ròng, mức giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là không tốt. Lý giải cho sự giảm sút của hệ số thu nhập trên vốn cổ phần chủ yếu là do việc lợi nhuận sau thuế của năm 2013 đã có sự suy giảm mạnh so với 2 năm trước, tuy rằng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của công ty cũng đã giảm so với năm 2012 tuy nhiên tỷ trọng giảm của vốn chủ sở hữu vẫn không thể bằng với tỷ trọng giảm mạnh của lợi nhuận ròng cho nên ROE của công ty trong năm 2013 khá thấp.

Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Giống như các chỉ tiêu đánh giá khả năng SXKD của doanh nghiệp phía trên thì chỉ tiêu hệ số biên lợi nhuận gộp này phản ánh doanh thu và lợi nhuận nếu không tính đến các khoản chi phí kinh doanh. Nhìn vào bảng 2.4 phía trên thì hệ số biên lợi nhuận gộp của công ty đang có xu hướng giảm, cụ thể:

Năm 2011 chỉ tiêu này là 13%, năm 2012 giảm xuống còn 9,5% tương ứng mức giảm 3,5%, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu bán hàng đem lại 13 đồng thu nhập cho công ty tại năm 2011 thì năm 2012 công ty chỉ còn thu lại được 9,5 đồng. Thậm chí sang năm 2013 thì cứ 100 đồng doanh thu bán hàng chỉ đem lại cho công ty được 8,3 đồng (giảm 1,2% so với năm 2012 và 4,7% so với năm 2011).

Việc hệ số biên lợi nhuận gộp đi xuống chứng tỏ rằng công ty trong những năm gần đây có xu hướng thu được ít lãi hơn so với chi phí bỏ ra và khả năng kiểm soát chi phí còn nhiều vấn đề. Mặc dù vậy thì ta cũng không thể đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp mà có thể đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi (Operating Profit Margin)

Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi giúp cho các cổ đông và các chủ nợ có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy xu hướng đi xuống của chỉ tiêu này, cụ thể như sau”

Năm 2011, chỉ tiêu này của công ty là 8,2% nó có nghĩa rằng cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ mang lại 8,2 đồng lợi nhuận cho cổ đông và chủ nợ. Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 6,6% và có nghĩa rằng 100 đồng doanh thu trong năm này sẽ chỉ mang lại 6,6 đồng lợi nhuận cho cổ đông và chủ nợ. Việc giảm xuống này là chủ

yếu là do khoản doanh thu thuần của công ty trong năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 (tăng 22,%) trong khi lợi nhuận thuần mà công ty thu lại được trong 2 năm lại gần như xấp xỉ nhau và không có sự thay đổi đáng kể. Đến năm 2013 thì thực sự chỉ tiêu này đã giảm khá mạnh và xuống chỉ còn ở mức 2,5%, một dấu hiệu khá tiêu cực trong quá trình hoạt động SXKD của công ty khi mà cứ với 100 đồng doanh thu thì sẽ chỉ đem lại cho chủ nợ và cổ đông 2,5 đồng, một khoản lợi nhuận phải nói là thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Vì vậy công ty cần phải cố gắng để khắc phục tình trạng tiêu cực này để cải thiện lòng tin từ các cổ đông và chủ nợ.

2.2.1.3. Phân tích tình hình chi phí

Tổng chi phí

Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng chi phí 566.031.305.880 702.086.279.818 506.404.222.823 Tổng doanh thu thuần 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084 Tổng lợi nhuận 51.074.973.254 49.156.780.406 21.767.692.840 Hiệu suất sử dụng chi phí

(lần)

0,92 0,94 0,97

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí (lần)

0,09 0,07 0,04

Hiệu suất sử dụng chi phí

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng 2.6 bên trên thì hiệu suất sử dụng chi phí đang có xu hướng tăng lên còn tỷ suất lợi nhuận/ chi phí thì ngược lại và đang có xu hướng đi xuống

Hiệu suất sử dụng chi phí trong 2 năm 2011-2012 tăng từ 0,92 lần lên 0,94 lần. Có nghĩ là với 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì công ty sẽ thu lại được 0,92 đồng vào năm 2011 và 0,94 đồng vào năm 2012. Việc hiệu suất tăng lên là do trong năm 2012 doanh thu thuần đã tăng cao hơn so với năm 2011 (tăng 22,5%) và lớn hơn tốc độ gia tăng của tổng chi phi (tăng 24%). Sang năm 2013 hiệu suất tiếp tục tăng lên thành 0,97 lần, nhưng sự tăng trưởng lần này không phải là do sự tăng lên của cả tổng chi phí lẫn tổng doanh thu thuần mà thực tế thì cả 2 chỉ tiêu này đều giảm xuống, tuy nhiên cả 2 chỉ tiêu này trong năm 2013 đều dừng lại ở mức xấp xỉ như nhau cho nên hiệu suất sử dụng chi phí cũng vì thế mà nhỉnh hơn các năm còn lại.

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí trong 2 năm 2011 và 2012 đã giảm từ 0,09 lần xuống 0,07 lần. Điều đó cho biết rằng cứ với 1 đồng chi phí bỏ ra thì công ty sẽ thu lại được 0,09 đồng lợi nhuận cho năm 2011 và 0,07 đồng lợi nhuận cho năm 2012. Nguyên nhân cho việc chỉ tiêu này giảm xuống là do trong năm 2012 tổng lợi nhuận của công ty giảm hơn so với năm 2011 (giảm 3,7%) trong khi đó tổng chi phí lại tăng cao hơn (tăng 24%). Việc 2 chỉ tiêu này có sự thay đổi theo 2 chiều hướng trái ngược nhau đã làm cho tỷ suât lợi nhuận/ chi phí của năm 2012 giảm xuống. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,04 lần. Lý do cho việc đi xuống này là tổng lợi nhuận trong năm đã giảm xuống quá nhiều (giảm 55,7%), mặc dù bên cạnh đó tổng chi phi cũng k còn cao như các năm trước nhưng việc tỷ lệ giảm xuống của tổng chi phí nó không tỷ lệ thuận với tốc độ giảm của tổng lợi nhuận cho nên một lần nữa tỷ suất lợi nhuận/ chi phí tiếp tục giảm xuống. Việc chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ chi phí liên tục giảm trong các năm gần đây cho thấy tình hình sử dụng chi phí của công ty là không tốt. Vì vậy công ty cần đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình này và làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới được tốt hơn.

Giá vốn hàng bán

Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán (VND) 532.097.296.199 679.106.880.838 475.288.083.786 Tỷ lệ tăng trưởng GVHB

(%)

- 27,62 (30)

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy năm 2012 GVHB là 679.106.880.838 đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2011 là 27,62%. Lý do của việc tăng trưởng này là trong năm 2012 công ty đã có động thái mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty bắt đầu vào việc kinh doanh phát triển nhà đất như xây dựng các khu chung cư, biệt thự, đầu tư kinh doanh du lịch.... Điều này đã làm tăng chi phí cho các hoạt động xung quanh lĩnh vực kinh doanh và dẫn đến GVHB tăng lên. Tuy nhiên sang năm 2013 chỉ tiêu GVHB giảm xuống chỉ còn 475.288.083.786 đồng (giảm 30%), trong năm 2013 nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn vì vậy việc tiêu thụ những sản phẩm mà công ty đã đầu tư trong năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng khả năng quay vòng vốn để tiếp tục đầu tư cũng trở nên chậm chạp hơn, vì vậy GVHB trong năm này cũng giảm xuống theo xu hướng sự chậm chạp trong kinh doanh đó.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.7. Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí QLDN so với doanh thu

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (VND) 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084

Chi phí bán hàng và QLDN (VND)

31.864.453.256 19.469.887.021 28.304.466.874

Tỷ trọng so với doanh thu (%) 5,2 2,6 5,5

Năm 2011 tỷ trọng chi phí bán hàng và QLDN là 5,2%, sang năm 2012 giảm xuống còn 2,6%. Nguyên nhân của việc giảm xuống này là do chi phí bán hàng và QLDN của công ty giảm xuống (giảm 38,9%) trong khi đó thì doanh thu thuần lại có mức tăng trưởng cao (tăng 22,5%). Cuối cùng sang năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng trở lại ở mức 5,5%. Vì trong năm này chi phí bán hàng và QLDN tăng trở lại (tăng 45%) và doanh thu thuần lại giảm xuống (giảm 30,8%) cho nên tỷ trọng đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do lương công nhân viên trong công ty, chi phí tiếp khách và bổ sung lục lượng lao động. Công ty hoạt động trong ngành xây dựng nên luôn có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh vì vậy cần thu hút nhiều nguồn nhân lực và trong đó không thể thiếu được những kỹ sư giỏi, có chuyên môn cao để quản lý công việc đạt hiệu quả cao cho nên lương cơ bản từ đó cũng tăng. Hơn nữa việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì công ty cũng phải mất những khoản chi phí cho việc giao dịch với đối tác, thanh toán cho các hoạt động bán hàng nhiều hơn. Vì vậy công ty cần phải có những biện pháp cụ thể để sử dụng nguồn chi phí này một cách thích hợp và hiêu quả nhất.

2.2.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn

2.2.2.1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty

Khi xem xét đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình tài chính. Vì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tài chính của công ty đó. Ngược lại, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao sẽ là cơ sở để tình hình tài chính được củng cố và phát triển. Để tìm hiêu về đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ta sẽ phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.

Tình hình về tài sản

Bảng 2.8. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tỷ trọng TSNH/ Tổng tài sản (%) 85,76 84,94 88,54 2 Tỷ trọng TSDH/ Tổng tài sản (%) 14,24 15,06 11,46

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng Công ty tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tìa sản ngắn hạn so với tổng tài sản từ năm 2011 đến năm 2013 tuy có sự tăng giảm lên xuống tuy nhiên sự tăng giảm này chỉ ở một mức nhỏ và chủ yếu là tỷ trọng này vẫn luôn duy trì ở một mức cao lần

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 37 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)