Giới thiệu chung về công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 30 - 77)

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Tên giao dịch quốc tế: HoChiMinh Museum Construction Joint Stock Company

Tên viết tắt: HCMC.,JSC Loại hình: Công ty cổ phần

Địa chỉ: 381 Đội cấn – Ba Đình – Hà Nội Số điện thoại: +84 (4) 38327412/38327414 Số Fax: +84 (4) 38329026 Số đăng ký: 0103010768 Mã số thuế: 0100105077 Website: http://hcmcc.com.vn Email: hcmcc@vnn.vn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh tàng Hồ Chí Minh

Được thành lập năm 1975 sau khi khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiền thân của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh chính là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng 75808.

Năm 1977 Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây Dựng

Năm 1985 Công ty vinh dự được Nhà nước và Bộ xây dựng giao nhiệm vụ thi công công trình viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, nên Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Năm 1993 theo nghị định 388-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

Năm 2005, theo Quyết định của Bộ xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao dịch vận tải, thủy lợi, bưu điện, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đường dây, trạm biến áp

- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây dựng, gạch Ceramic, gạch xây

- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà

- Lắp đặt thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất - Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng dụng

- Đầu tư kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái, khách sạn và lữ hành

2.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Đại hộ đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng

cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

Giám đốc: Là người đứng đầu và quyết định mọi hoạt động trong toàn Công ty,

làm việc theo chế độ một thủ trưởng, nhằm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Giám đốc cũng là người xây dựng chiến lược phát triển công ty, phương án tổ chức quản lý doanh nghiệp và điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm phân công, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh theo phân cấp và đầu kì tổ chức cuộc họp, xem xét của lãnh đạo và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

Phó giám đốc: Các phó giám đốc công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành

mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền cùa Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.

Phòng QLDA và hồ sơ thầu: Là phòng nằm dưới quyền điều hành của Giám

đốc công ty và có nhiệm vụ quản lý và lập dự án các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty bao gồm một số loại hình công việc như lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.... và thiết kế quy hoạch chuyên nghành phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó mọi việc liên quan đến hồ sơ hay quá trình đầu thầu các công trình phù hợp với khả năng và trình độ của công ty đều do phòng lên kế hoạch và cách thức thực hiện để trình lên Ban giám đốc.

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

STT Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

612.244.935.043 100 750.164.685.969 100 518.437.402.084 100

4 Giá vốn hàng bán 532.097.296.199 86,9 679.106.880.838 90,5 475.288.083.786 91,7 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ

80.147.638.844 13,09 71.057.805.131 9,5 43.146.318.298 8,3

6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.275.761.985 0,53 676.239.910 0,09 708.444.555 0,1

7 Chi phí tài chính 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5

Trong đó: Chi phí lãi vay 1.293.517.949 0,21 2.596.090.938 0,34 2.556.174.959 0,5

8 Chi phí bán hàng 1.908.915.454 0,31 - - - -

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.265.429.624 8,2 49.668.067.082 6,6 12.997.121.020 2,5 11 Thu nhập khác 1.585.582.106 0,25 402.134.345 0,05 9.026.069.024 1,7 12 Chi phí khác 776.038.476 0,12 913.421.021 0,12 255.497.204 0,05 13 Lợi nhuận khác 809.543.630 0,13 (511.286.676) (0,06) 8.770.571.820 1,7

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 51.074.973.254 8,34 49.156.780.406 6,6 21.767.692.840 4,2 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành

12.817.405.207 2,09 13.124.515.607 1,7 5.473.918.854 1,05

16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại

- - - -

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

38.257.568.047 6,2 36.032.264.799 4,8 16.293.773.986 3,1

Qua bảng số liệu trên và các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể nhận thấy rằng:

Xét giai đoạn năm 2011 – 2012: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 137.919.750.926 đồng tương ứng với mức tăng 22,5% so với năm 2011) nguồn tăng này chủ yếu là từ hoạt động cho kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng từ các dự án nhà đất mà công ty đã đầu tư những năm trước. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 tăng lên khá mạnh (tăng 147.009.584.639 đồng tương ứng với mức tăng 28%), mức tăng cao này của giá vốn hàng bán chủ yếu là do trong năm 2012 công ty đã chủ động mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên chi phí để phục vụ công tác sản xuất như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công trực tiếp... vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên một khoảng đáng kể. Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2012 có xu hướng giảm xuống nhẹ (giảm 9.089.833.713 tương ứng mức giảm 11,3%). Sở dĩ lợi nhuận gộp có tỷ lệ giảm xuống như vậy là do trong năm 2012 chỉ tiêu giá vốn hàng bán đang có tỷ lệ gia tăng cao hơn một chút so với tỷ lệ gia tăng của tổng doanh thu (giá vốn hàng bán tăng 28% trong khi đó thì tổng doanh thu chỉ có mức tăng 22,5%). Lợi nhuận thuần năm 2012 đạt mức 49.668.067.082 đồng (giảm 1,18% so với năm 2011), bởi trong năm này doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn ở mức 676.106.880.838 đồng trong khi cũng chỉ tiêu này ở năm 2011 đạt mức 3.275.761.985 đồng (giảm 79% so với năm 2011), trong khi đó chi phí tài chính lại tăng gấp đôi so với năm 2011. Năm 2012 công ty không phát sinh khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty được cắt giảm xuống còn 19.469.887.021 đồng (giảm 35% so với năm 2011). Gộp lại có thể thấy rằng trong năm 2012 một số khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đang cắt giảm một cách đáng kể tuy nhiên với việc chi phí tài chính của công ty có tỷ lệ tăng rất cao so với năm trước và đi cùng đó lại là sự giảm xuống của khoản doanh thu từ hoạt động tài chính cho nên tất cả những yếu tố đó đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty có giảm xuống đôi chút. Cuối cùng ta có thể thấy rằng cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2012 đều có xu hướng giảm so với năm 2011, việc lợi nhuận khác trong năm 2012 ở mức (511.286.676 đồng) càng làm rõ hơn việc lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 kém hơn so với năm 2011 khi mà lợi nhuận thuần đã kém hơn. Hơn nữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của công ty trong năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011 (tăng 307.110.400 đồng) và rõ ràng là với những khoản chi phí tăng lên như vậy thì lợi nhuận sau thuế của năm 2012 kém hơn năm 2011 là điều dễ hiểu.

Xét giai đoạn 2013 – 2012: Sang năm 2013 tổng doanh thu của công ty giảm xuống còn 518.437.402.084 đồng (giảm 232.727.283.885 đồng tương ứng mức giảm

31%), giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm xuống còn 475.288.083.786 đồng (tướng ứng mức giảm 203.818.797.052 đồng tương ứng mức giảm 30%) việc cả hai chỉ tiêu này có tỷ lệ giảm xấp xỉ như nhau đã khiến cho lợi nhuận gộp cũng giảm xuống theo và dừng lại ở mức 43.149.318.298. Việc giảm xuống mạnh của tổng doanh thu bán hàng là do năm 2013 là một năm cả nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng đang trong giai đoạn rất khó khăn chính vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty cũng trở nên kém hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Lợi nhuận thuần của công ty trong năm cũng giảm rất mạnh so với năm 2012 (giảm 36.670.946.062 tương ứng với mức giảm 73,8%), có thể thấy rằng việc giảm xuống của lợi nhuận thuần chủ yếu là do kết quả yếu kém của lợi nhuận gộp của công ty trong năm và một yếu tố nữa ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là do trong năm nay chi phí quản lý doanh nghiệp bỗng tăng cao trở lại và đạt mức 28.304.466.874 đồng (tương ứng tăng 45,3%), việc tăng mạnh của khoản chi phí này cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả của doanh thu thuần trong khí đó thì những chỉ tiêu khác như doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí bán hàng thì không có những thay đổi đáng kể so với năm 2012. Vì năm 2013 là một năm khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh cho nên việc cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế đều có xu hướng giảm so với những năm trước, lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ là 21.767.692.840 đồng (giảm tương ứng 66,8% so với năm 2012), chính vì này trong năm nay lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty sụt giảm mạnh cho nên phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải chịu trong năm cũng được giảm bớt. Và cuối cùng yếu tố quan trọng nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty dừng lại ở mức 16.293.773.986 đồng (giảm tương ứng 54,8%), nó cho thấy rằng đây là năm mà công ty có kết quả hoạt động rất khó khăn khi mà lợi nhuận sau thuế giảm hơn ½ so với cùng kỳ năm trước, một kết quả kinh doanh không hề tốt một chút nào.

Qua phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua ta có thể thấy rằng trong 2 năm 2011 và 2012 công ty có tình hình hoạt động sản xuất kinh khá là ấn tượng khi mà trong cả 2 năm lợi nhuận sau cùng thu lại được cho công ty cũng ở mức tương đối là tốt. Tuy vậy sang năm 2013, đây là một năm khó khăn chung của toàn ngành xây dựng cho nên công ty cũng không phải là ngoại lệ khi mà những chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy rõ điều này khi mà lợi nhuận sau thuế thi lại được trong năm 2013 là sụt giảm rõ rệt so với 2 năm trước, một kết quả không hề ấn tượng so với quy mô hoạt động của công ty từ trước tới nay.

2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 20132.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale)

Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (VND) 612.244.935.043 750.164.685.969 518.437.402.084

Chí phí BH và QLDN (VND) 31.864.453.256 19.469.887.021 28.304.466.874

Lợi nhuận sau thuế (VND) 38.257.568.047 36.032.264.799 16.293.773.986

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 6,25 4,8 3,14

Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty cổ phần Sông Đà 6

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần (VND) 917.065.190.299 809.694.726.502 1.156.792.638.595

Chi phí BH và QLDN (VND) 77.054.242.244 72.399.279.687 81.685.719.840

Lợi nhuận sau thuế (VND) 39.151.670.334 41.312.207.375 44.332.076.787

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (%) 4,3 5,1 3,83

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đang có chiều hướng đi xuống theo từng năm. Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy chi phí các hoạt động đang tăng dân theo doanh thu. Cũng xét theo chỉ tiêu này thì công ty cổ phần Sông Đà 6 cũng đang có xu hướng giảm nhưng tình hình của họ vẫn khả quan hơn một chút đó là tỷ suất lợi nhuận của họ vẫn tăng ở năm 2012.

Có thể thấy rằng. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 3 năm của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh có giá trị trung bình là 4,73%, chỉ tiêu này luôn biến động qua từng năm và không ổn định và những năm gần đây đang có xu hướng giảm tương đối mạnh. Điều này là do sự biến thiên của doanh thu và của lợi nhuận sau thuế có sự biến động khá là mạnh qua mỗi năm. Và cụ thể nhìn vào năm 2012 ta có thể thấy, tốc độ tăng của doanh thu là 122,52% và bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại giảm một lượng là (0,94%) và điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời của công

ty và cụ thể là năm 2012 tỷ suất sinh lời của doanh thu đã giảm một khoảng 1,45%. Trái ngược với tình hình đang đi xuống của công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong năm 2012 công ty cổ phần Sông Đà lại có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hơn so với năm 2011, cụ thể tỷ suất lợi nhuận của họ đã tằng từ 4,3% của năm 2011 lên 5,1% của năm 2012. Điều này đã cho thấy rằng công ty cổ phần Sông Đà 6 đã có một năm kinh doanh thành công hơn khá nhiều so với công ty cùng ngành như công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Và có thể nói rằng nguyên nhân của kết quả kinh doanh đi xuống so với năm 2011 của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 30 - 77)