Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)
Bảng 2.15. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế (VND) 38.257.568.047 36.032.264.799 16.293.773.986 Vốn chủ sở hữu (VND) 216.533.023.555 237.113.693.684 208.772.989.060
ROE (%) 17,67 15,2 7,8
Bảng 2.16. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Sông Đà 6 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế (VND) 39.151.670.334 41.312.207.375 44.332.076.787 Vốn chủ sở hữu (VND) 275.546.723.212 313.165.305.714 441.155.289.327
ROE (%) 14,2 13,2 10,04
Qua bảng 2.15 và 2.16 ta có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời trên VCSH của cả 2 doanh nghiệp đều đang có xu hướng giảm và đặc biết là công ty cổ phần xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh trong năm 2013 đang giảm rất mạnh. Và đây là một dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đối với công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh thì năm 2012 tỷ suất sinh lời trên VCSH là 15,2% giảm một khoảng so với năm 2011 là 2,47% điều này cho thấy rằng trong năm 2012 cứ 1 đồng VCSH bỏ ra thì công ty thu về được 0.152 đồng lợi nhuận sau thuế ( trong khi đó năm 2011 cứ 1 đồng bỏ ra thì công ty thu về được 0.1767 đồng lợi nhuận sau thuế). Lý giải cho sự đi xuống này là do trong năm 2012 công ty đã bỏ ra số vốn còn cao hơn so với năm 2011 thế nhưng lợi nhuận sau thuế thu về lại ít hơn so với năm 2011. Đây là dấu hiệu xấu cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty là chưa hiệu quả, điều đó dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Và điều này tiếp tục tái diễn trong năm 2013 khi mà công ty cũng đã bỏ ra một số vốn chủ sở hữu cũng khá nhiều,chỉ thấp hơn 1 chút so với 2 năm trước. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đem lại cho công ty trong năm 2013 thì thực sự kém, khoản lợi nhuận sau thuế của công ty chưa bằng một nửa so với 2 năm trước. Tình hình này cũng xảy ra đối với công ty cổ phần Sông Đà 6 khi mà kết quả kinh doanh của họ cũng cho thấy sự đi xuống theo thời gian khi mà số vốn chủ sở hữu họ bỏ ra theo từng năm là tăng lên rất đáng kể tuy nhiên đi kèm theo đó không phải là số lợi nhuận mong muốn,lợi nhuận sau thuế của họ trong 3 năm có tăng lên nhưng từng đó là chưa đủ so với phần vốn chủ sở hữu mà họ bỏ ra và việc ROE của họ đi xuống cũng là điều dễ hiểu.
Từ đó ta có thể thấy rằng, công ty còn chưa cân đối hài hòa giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn lưu động để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Sự giảm xuống của hiệu suất sử dụng vốn là một biểu hiện không tốt trong hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ta dùng chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 2.17. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
ROE (%) 7,8 15,2 17,7
Delta ROE (%) - (7,4) (2,5)
Năm 2011, ROE của công ty là 17,7%, sang năm 2012 giảm xuống còn 15,2% và đến năm 2013 thì chỉ tiêu này giảm mạnh xuống chỉ còn 7,8%. Chỉ tiêu này cho ta
biết rằng cứ 100 đồng VCSH bỏ ra thì công ty sẽ thu lại được lần lượt là 17,7; 15,2 và 7,8 đồng cho các năm từ 2011 đến 2013. Nguyên nhân của việc chỉ tiêu ROE đi xuống là do lợi nhuận sau thuế của công ty hàng năm đang có xu hướng đi xuống khiến cho hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu giảm đi. Và đặc biệt năm 2013 ROE của công ty giảm xuống rất mạnh, từ năm trước khi mà ROE còn ở mức 15,2% thì sang năm 2013 giảm xuống chỉ còn 7,8% (giảm 48,7% so với năm 2012), đây là một mức giảm đáng báo động cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp kích thích tăng trưởng kinh doanh và có những biện pháp để cân đối lại các khoản chi phí của nhằm cải thiện tốt hơn lợi nhuận sau thuế cho công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn vay
+Khả năng thanh toán lãi vay
Biểu đồ 2.9. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
Nhìn vào biểu đồ phân tích thì ta có thể thấy rằng hệ số thanh toán lãi vay của công ty đang có xu hướng giảm mạnh theo từng năm. Cụ thể:
Năm 2011 hệ số thanh toán lãi vay của công ty là 38,86 lần, điều này cho thấy rằng khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình hiện vẫn còn lớn.
50,265 49,668 12,997 1,294 2,596 2,556 38.86 19.13 5.08 0 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lần tr iệ u VN D
xuống còn 19,13 lần và năm 2013 hệ số này tiếp tục giảm mạnh xuống và chỉ còn ở