2.2.2.1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Khi xem xét đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình tài chính. Vì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tài chính của công ty đó. Ngược lại, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao sẽ là cơ sở để tình hình tài chính được củng cố và phát triển. Để tìm hiêu về đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ta sẽ phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Tình hình về tài sản
Bảng 2.8. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tỷ trọng TSNH/ Tổng tài sản (%) 85,76 84,94 88,54 2 Tỷ trọng TSDH/ Tổng tài sản (%) 14,24 15,06 11,46
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng Công ty tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tìa sản ngắn hạn so với tổng tài sản từ năm 2011 đến năm 2013 tuy có sự tăng giảm lên xuống tuy nhiên sự tăng giảm này chỉ ở một mức nhỏ và chủ yếu là tỷ trọng này vẫn luôn duy trì ở một mức cao lần lượt là 85.76%, 84,94%, 88,54%.
Trong 3 năm qua công ty đã cố gắng duy trì và tăng quy mô tổng tài sản qua từng năm, tuy rằng năm 2012 có suy giảm một chút so với năm 2011 (giảm 7.373.656.874 đồng tương ứng với mức giảm 0,82%) nhưng ngay năm tiếp theo là năm 2013 công ty đã điều chỉnh kịp thời và tỷ trọng này tiếp tục tăng cao (tăng 18.880.234.488 đồng tương ứng với mức tăng 3,6%). Nó cho thấy rằng công ty vẫn đang có xu hướng đầu tư nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
+Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Công ty trong các năm vừa qua có thể nói rằng vẫn đang ổn định tuy rằng năm 2013 thì chỉ tiêu này có giảm sút đôi chút. Cụ thể năm 2011 chỉ tiêu này của công ty là 33.786.980.498 đồng, năm 2012 là 33.647.445.271 đồng và cuối cùng là năm 2013 giảm xuống còn 30.001.908.058 đồng Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lơn trong cơ cấu TSNH đang có những thay đổi thất thường trong 3 năm qua. Cụ thể là năm 2011 chỉ tiêu này đạt mức 167.717.733.699 đồng, sang năm 2012 giảm xuống còn 117.864.504.273 đồng (giảm 49.853.229.426 đồng tương ứng với mức giảm 29,72% ). Cuối cùng là năm 2013 thì chỉ tiêu này có tăng lên một chút ở mức 124.073.178.950 đồng tuy nhiên vẫn còn kém rất nhiều so với năm 2011
Khoản mục HTK của Công ty đang có xu hướng tăng lên trong 2 vừa qua, năm 2011 HTK của công ty đạt mức 524.406.470.876 đồng. Năm 2012 tăng lên mức 561.788.951.599 đồng (tăng 37.382.480.723 đồng tương ứng mức tăng 7,12%). Năm 2013 HTK của công ty tăng lên thành 606.363.185.061 đồng (tương ứng với mức tăng 7,93%). Do đặc thù kinh doanh của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cho nên việc hàng tồn kho luôn duy trì ở một mức cao như vậy cho thấy rằng công ty luôn
sẵn sàng cung cấp những sản phẩm, nguyên vật liệu cho khách hàng những lúc cần thiết. Vì vậy HTK là một khoản mục rất có ý nghĩa trong cơ cấu tài sản của Công ty.
Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của công ty đang có xư hướng tăng trở lại sau một năm 2012 giảm sút nhẹ. Khoản mục HTK của công ty thì có xu hướng tăng lên theo từng năm, tuy rằng việc giá trị hàng tồn kho tăng cao sẽ làm tăng khả năng cung cấp kịp thời sản phẩm, nguyên vật liệu cho khách hàng những lúc cần thiết nhưng công ty cần quản trị và cơ cấu hợp lý để tránh việc ứ động vộn và sử dụng chi phí quản lý một cách tốt nhất. Lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền đang có chiều hướng đi xuống trong năm 2013 cho thấy việc khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đang có dấu hiệu không tốt so với 2 năm trước. Các khoản phải thu ngắn hạn thì giảm mạnh và năm 2012 và tăng nhẹ trở lại trong năm 2013, nó cho thấy rằng trong chính sách bán hàng của mình, vốn của Công ty ít bị chiếm dụng hơn so với năm 2011. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có những chính sách bán hàng hợp lý nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm.
+Tài sản dài hạn
Ta có thể thấy trong 3 năm vừa qua thì TSDH của công ty có những biến động khá là thất thương. Năm 2012 công ty có giá trị TSDH là 126.471.779.071 đồng (tăng 5.802.392.654 đồng tương ứng với mức tăng 4,8% ) tuy nhiên sang năm 2013 thì giá trị TSDH của công ty giảm xuống còn 98.372.472.777 đồng (tương ứng mức giảm 22,2% so với năm 2012). Điều này cho thấy trong năm 2013 do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng dẫn đến tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn vì vậy công ty bắt buộc phải có những giải pháp thu hẹp lại quy mô hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc cắt giảm tài sản dài hạn, có thể đây là một bước lùi của công ty tuy nhiên nếu xét trên tình hình thị trường hiện nay thì có thể hiểu được quyết định của công ty.
Bảng 2.9. Cơ cấu tài sản của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) I – TÀI SẢN NGẮN HẠN 726.824.646.259 713.648.596.731 760.628.137.513 (13.176.049.528) (1,81) 46.979.540.782 6,6 1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
33.786.980.498 33.647.445.271 30.001.908.058 (139.535.227) (0,41) (3.645.537.213) 10,8
2. Các khoản phải thu ngắn hạn 167.717.733.699 117.864.504.273 124.073.178.950 (49.853.229.426) (29,7) 6.208.674.677 5,3 3. Hàng tồn kho 524.406.470.876 561.788.951.599 606.363.185.061 37.382.480.723 7,1 44.574.233.462 7,9 4. Tài sản ngắn hạn khác 913.461.186 347.695.588 189.865.444 (565.765.598) (62) (157.830.144) (45,4) II – TÀI SẢN DÀI HẠN 120.669.386.417 126.471.779.071 98.372.472.777 5.802.392.654 4,8 (28.099.306.294) (22,2) 1. Tài sản cố định 22.604.160.374 35.855.642.143 29.884.464.785 (13.251.481.769) (58,6) (5.971.177.358) (16,65) 2. Bất động sản đầu tư 73.981.000.975 67.255.455.435 60.259.909.895 (6.725.545.540) (9) (6.995.545.540) (10,4) 3. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
12.951.432.000 12.951.432.000 735.525.729 0 0 (12.215.906.271) (94,3)
4. Tài sản dài hạn khác 11.132.793.068 10.409.249.493 7.222.572.368 (723.543.575) (6,5) (3.186.677.125) (30,6) III. Tổng cộng tài sản 847.494.032.676 840.120.375.802 859.000.610.290 (7.373.656.874) (0,87) 18.880.234.488 2,2
Tình hình về nguồn vốn
Qua bảng 2.10 có thể thấy tổng cơ cấu vốn của công ty có diễn biến tăng giảm không đồng đều. Cụ thể là năm 2011 tổng nguồn vốn của công ty là 847.494.032.676 đồng, sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn giảm xuống mức 840.120.375.802 đồng (7.373.656.874 đồng tương ứng với mức giảm 0,87%). Tuy nhiên sang năm 2013 thì tổng nguồn vốn của công ty lại tăng trở lại và đạt mức 859.000.610.290 đồng (tăng 18.880.234.488 đồng tương ứng với mức tăng 2,25% so với năm 2012).
Nợ phải trả: Bảng số liệu cho thấy công ty có xu hướng thay đổi khác nhau qua
các năm từ 2011 đến 2013. Cụ thể là năm 2011 nợ phải trả của công ty là 630.961.009.121 đồng, sang năm 2012 khoản nợ phải trả này được giảm xuống còn 603.006.682.118 đồng. Nhưng sang năm 2013 thì chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đến mức 650.227.621.230 đồng (tăng 47.220.939.112 đồng tương ứng với mức tăng 7,8%). Việc có thể chiếm dụng vốn của các đối tác sẽ tạo ra nhiều đòn bẩy tài chính cho công ty trong việc giảm thuế, tiết kiệm số thuế phải nộp, tăng lợi nhuận cho công ty.
Vốn chủ sở hữu: Có thể thấy rằng trong 3 năm qua thì tổng vốn chủ sở hữu của
công ty có biến thiên theo chiều hướng lên xuống nhưng sự biến thiên đó là không quá đột ngột. Năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty là 216.533.023.555 đồng. Cũng là chỉ tiêu này ở năm 2012 tăng lên và đạt con số 237.113.693.684 đồng (tăng 20.580.670.129 đồng tương ứng với mức tăng 9,5%). Năm 2013 vốn chủ sở hữu của công ty có sự giảm xuống đôi chút và dừng lại ở mức 208.772.989.060 đồng (giảm 28.340.704.624 đồng tương ứng với mức giảm 11,6%). Mặc dù vốn chủ sở hữu của công ty đang có chiều hướng suy giảm trong năm gần đây nhất nhưng không vì thế mà có thể nói rằng công ty đang đi xuống. Năm 2013 là một năm kinh tế khó khăn, chứa đựng nhiều rủi ro và bất ổn trong công việc kinh doanh cho nên việc công ty vẫn cố gắng duy trì vốn chủ sở hữu ở một mức tương đối so với các năm trước cho thấy tình hình kinh doanh của công ty vẫn đang còn tạm ổn. Những năm tới ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp và chiến lược cụ thể để có thể giúp công ty phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Bảng 2.10. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 Chênh lệch Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ trọng (%) I – NỢ PHẢI TRẢ 630.961.009.121 603.006.682.118 650.227.621.230 (27.954.327.003) (4,43) 47.220.939.112 7,83 1. Nợ ngắn hạn 604.278.042.807 574.721.567.227 610.064.653.998 (29.556.475.580) (4,9) 35.343.086.771 (6,14) 2. Nợ dài hạn 26.682.966.314 28.285.114.891 40.162.967.232 1.602.148.577 6 11.877.852.341 4,2 II – VỐN CHỦ SỞ HỮU 216.533.023.555 237.113.693.684 208.772.989.060 20.580.670.129 9,5 (28.340.704.624) (11,6) 1. Vốn chủ sở hữu 216.533.023.555 237.113.693.684 208.772.989.060 20.580.670.129 9,5 (28.340.704.624) (11,6) Tổng cộng nguồn vốn 847.494.032.676 840.120.375.802 859.000.610.290 (7.373.656.874) (0,87) 18.880.234.488 2,24