Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 62 - 63)

Viện kinh tế Xây dựng (Bộ xây dựng) cho sau một thời gian phát triển mạnh và có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn khó khăn kéo dài do tác động của tình hình kinh tế suốt từ năm 2009 đến nay. Sự sụt giảm về giá cả xảy ra ở hầu hết các phân khúc của thị trường; số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch và hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Nhiều doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ bất động thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khi thị trường suy thoái, không bán được hàng, không có khả năng trả nợ ngân hàng

Thị trường bất động sản năm 2013 trầm lắng không chỉ để lại hậu quả là hàng vạn doanh nghiệp báo lỗ, ngừng hoạt động, thậm chí là giải thể mà còn cả một lượng hàng tồn kho rất lớn và gánh nặng cho năm 2013.

Thị trường bất động sản và thị trường mua bán nguyên vật liệu xây dựng Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các bất động sản có giá trị cao thì xu hướng thị trường hiện nay đang nghiêng về phân khúccăn hộ có giá trung bình và thấp, vì phân khúc này phù hợp với khả năng tài chính của đa số người mua. Tuy nhiên, trước việc các chủ đầu tư dự án dịch chuyển về phân khúc này ngày càng nhiều, nguồn cung tăng thêm, tạo áp lực cạnh tranh giữa các dự án trong phân khúc này. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, đã qua thời kỳ người mua nhà đổ xô đến các dự án để tranh nhau mua căn hộ; thị trường đã thay đổi và giới chủ đầu tư dự án đang phải điều chỉnh sản

phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Còn theo ông Nguyễn Vũ Bảo Hoàng, phó tổng giám đốc công ty phát triển nhà Thủ Đức, phân khúc căn hộ trung bình vẫn bán được trong mười năm tới; vấn đề là chủ dự án có dám tiếp tục đầu tư hay không.

Tại thị trường Hà Nội đang xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Câu hỏi đặt ra tại cùng một ví trí, với mức giá bán ngang nhau, liệu nhà ở xã hội vốn nhiều rào cản có thể dễ dàng cạnh tranh với nhà ở thương mại hay không? Nắm bắt được những hạn chế của nhà ở xã hội, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã tìm cách cạnh tranh theo cách xin điều chỉnh diện tích căn hộ, hạ giá thành, hỗ trợ lãi suất vay. Ngoài ra, kèm theo đó là rất nhiều cam kết để thu hút được dòng vốn.

Một phần của tài liệu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)