2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5 Xây dựng các phƣơng án sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển cây
cây chè ở huyện Phú Lƣơng
2.5.1 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi có sự tác động của các yếu tố kỹ thuật
So với các vùng trồng chè khác trong tỉnh, Phú Lƣơng là huyện có diện tích và năng suất chè lớn thứ hai, với năng suất chè năm 2010 đạt 10,49 tấn/ha. Sở dĩ có kết quả trên là do trình độ thâm canh chè tƣơng đối cao của các hộ dân trong huyện, kết hợp với các biện pháp chăm bón kĩ thuật nhƣ: đốn chè, bón phân hợp lí, sử dụng giống phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu...Theo kết quả phân tích các yếu tố kĩ thuật ảnh hƣởng đến năng suất chè cho thấy, mức độ đạt hiệu quả kĩ thuật của các hộ dân là khá cao. Trên cơ sở đó, trong phƣơng án này, nghiên cứu giả định mức đầu tƣ các yếu tố kĩ thuật tăng lên.
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè nhƣ giống, phân bón, đất đai, lao động… Theo kết quả hàm Cobb-Douglas thì phân bón, bảo vệ thực vật, lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, giống, đốn chè là các yếu tố đầu vào có thể lƣợng hóa đƣợc, tác động lớn đến năng suất chè của vùng. Do đó, trong phần này chúng tôi giả định lƣợng phân đạm tăng từ 1.110 kg/ha lên 1.353 kg/ha; phân Kali tăng từ 122,5kg/ha lên 223kg/ha; lao động tăng từ 712 công/ha lên 785 công/ha, thay đổi cơ cấu giống chè, nâng cao học vấn của chủ hộ, đảm bảo các chủ hộ đều tốt nghiệp phổ thông trung học.
Cũng nhƣ các loại cây trồng khác, năng suất chè tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần nên cần chú ý tăng đầu tƣ lao động cho sản xuất chè ở một mức độ nhất định để thu đƣợc năng suất cao nhất (VMPL=W tức giá trị sản phẩm biên của lao động bằng với tiền lƣơng). Cũng nhƣ vậy khi bón phân đạm phải chú ý kết hợp với lân, kali và các loại phân khác theo một tỉ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thích hợp để đạt hiệu quả nhất. Nhƣ chúng ta đã biết, đầu tƣ lƣợng đầu vào có hiệu quả nhất khi: Poutput*MP = Pinput, hay giá trị sản phẩm biên bằng với giá đầu vào. Dựa vào đó, theo tính toán của chúng tôi lƣợng phân đạm bón có hiệu quả nhất sẽ ở mức 1353 kg/ha, phân kali là 223kg/ha, lƣợng thuốc bảo vệ thực vật là 4,0 kg/ha.
2.5.1.1 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi tăng đầu tư phân đạm
Với cây chè, hàm lƣợng đạm urê tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non nhƣ búp và lá non, đạm có ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của cây và có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trƣởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vƣờn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lƣợng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón. Theo M.L Bziava (1973) liều lƣợng đạm tăng, sản lƣợng búp sẽ tăng, song để đạt đƣợc năng suất 10tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hiện nay, năng suất chè ở Phú Lƣơng bình quân đạt 10,49 tấn/ha với mức bón đạm urê trung bình là 1.113 kg/ha/năm. Do hệ số của phân đạm urê trong hàm Cobb-Douglas bằng 0,0585, nên khi tăng đạm sẽ cho phép tăng năng suất chè. Tuy nhiên, cần bón cân đối đạm với các loại phân khác, đảm bảo tỉ lệ thích hợp để tối ƣu hóa đầu vào cho sản xuất chè.
Bảng 2.13: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 1
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 40529,7 204,5 41210,1 41419,1 209,0 42298,8 42513,4 214,6 Cân bằng chè Tấn 41055,8 41259,2 203,4 42137,4 42363,3 225,9 43202,9 43434,8 231,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lƣợng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lƣợng đạm 300kg/ha thì hàm lƣợng tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vƣợt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp.
Trong điều kiện của Việt Nam, liều lƣợng và thời kỳ bón đạm đƣợc quy định nhƣ sau (theo quy trình của Bộ Nông nghiệp 1975).
Bảng 2.14: Liều lƣợng phân đạm urê bón cho chè
Loại chè Liều lƣợng N/ha (kg)
Số lần
bón Thời gian bón
Năng suất búp dƣới 6 t/ha Năng suất búp 6t - 10t/ha Năng suất búp 10t/ha
80 - 120 120 - 160 160 - 200 3 - 5 3 - 5 4 - 6 Từ tháng 1 đến tháng 9 Từ tháng 1 đến tháng9 Từ tháng 1 đến tháng 10
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010
Theo phân tích trên, trong phƣơng án này nghiên cứu giả định tăng lƣợng phân đạm urê bón cho chè từ 1.110 kg/ha/năm lên 1.353 kg/ha/năm. Kết quả cho thấy, với quy mô diện tích không đổi, khi tăng đầu tƣ phân đạm urê sẽ tác động làm tăng năng suất và sản lƣợng chè so với phƣơng án gốc từ 204,5 (2011) đến 214,6 tấn (2020). Kết quả này dẫn đến cân bằng chè sẽ tăng 231,9 tấn vào năm 2020.
2.5.1.2 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi đầu tư phân lân và kali tăng
Phân Kali là một đầu vào quan trọng cho sản xuất chè. Kết quả sử dụng phân kali cho những nƣơng chè sản xuất Thái Nguyên rất rõ rệt. Kali có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng và sản lƣợng búp. Tùy theo năng suất, lƣợng kali bón cho chè kinh doanh đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Loại đạt năng suất búp tƣơi dƣới 6t/ha, bón 40 - 60 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tƣơi từ 6 - 10t/ha, bón 60 - 80 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tƣơi trên 10t/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha
Trung bình hiện nay, các hộ dân trong huyện bón kali với lƣợng 122,5 kg/ha. Do ảnh hƣởng của Kali đến năng suất với hệ số dƣơng nên tăng bón kali sẽ góp phần làm tăng năng suất chè. Theo tính toán của nghiên cứu, nên tăng lƣợng kali bón từ 122,5 kg/ha lên 223 kg/ha thì sẽ đạt mức sử dụng đầu vào tối ƣu.
Bên cạnh kali, bón lân cũng có ảnh hƣởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân đƣợc nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã đƣợc bón N, K. Thực tế sản xuất chè ở Phú Lƣơng cũng chứng minh điều đó. Trên cơ sở bón 100 kg N/ha, bón thêm 50
kg P2O5 qua từng năm không có sự chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhƣng
từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1
kg P2O5 đã làm tăng đƣợc 3,5 kg búp chè. Nhƣ vậy, kỹ thuật bón phân là yếu
tố rất quan trọng giúp tăng năng suất và phẩm chất chè. Trong phƣơng án này, giả định bón kết hợp phân lân và kali theo tỉ lệ 60kg P2O5/ha, 100 kg
K2O/ha. Kết quả mô hình khi có sự thay đổi này thể hiện qua bảng 2.15
Bảng 2.15: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 2
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA2 SS (+/-) PAG PA2 SS (+/-) PAG PA2 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 40435,1 109,9 41210,1 41322,5 112,4 42298,8 42414,2 115,4 Cân bằng chè Tấn 41055,8 41165,2 109,4 42137,4 42258,9 121,5 43202,9 43327,6 124,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
So với phƣơng án gốc, sản lƣợng và cân bằng chè ở phƣơng án 2 tăng lên không nhiều do hệ số ảnh hƣởng của lân và kali đến năng suất chè trong hàm Cobb-Douglas là tƣơng đối nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả này nhƣ: (i) tùy thuộc vào tuổi chè; (ii) chất đất; (iii) tỉ lệ bón phân chƣa phù hợp; (iv) thời gian bón chƣa đủ để lân hấp thụ vào trong đất…Vì vậy, để nâng cao năng suất và chất lƣợng chè, cần tập trung vào các yếu tố kĩ thuật trong mối tƣơng quan phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của vùng.
2.5.1.3 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố rất quan trọng nhằm giảm tác động xấu của các loại bệnh, các loại sâu làm ảnh hƣởng tới năng suất chè cũng nhƣ sản lƣợng và cân bằng chè trong ngắn hạn. Để phòng trừ dịch hại trên cây trồng đạt hiệu quả cao, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc - đúng lúc - đúng liều lƣợng và nồng độ - đúng cách. Trong nguyên tắc trên thì “dùng thuốc đúng lúc” là nguyên tắc hay bị vi phạm nhất. Thƣờng thì dùng thuốc khi dịch hại mới phát sinh hoặc ở ngƣỡng gây hại cần phòng trừ và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc thì hiệu quả diệt trừ cao, chi phí giảm. Nhƣ vậy, muốn tăng năng suất chè, các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chức năng cần phải tăng cƣờng công tác dự báo, phòng bệnh cho chè, giúp ngƣời nông dân phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ảnh hƣởng xấu đến sự sinh trƣởng của cây mới ổn định đƣợc sự phát triển và năng suất cây chè.
Bảng 2.16: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 3 (BVTV)
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 40393,9 68,7 41210,1 41280,3 70,2 42298,8 42370,9 72,1 Cân bằng chè Tấn 41055,8 41124,1 68,3 42137,4 42213,3 75,9 43202,9 43280,8 77,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay, lƣợng thuốc bảo vệ thực vật mà các hộ dân sử dụng là khá lớn, bình quân 5 kg/ha, vƣợt quá ngƣỡng cho phép. Nếu công tác dự báo, phát hiện sâu bệnh tốt có thể giảm chi phí và diệt trừ sâu bệnh hiệu quả. Với giả định trong dài hạn lƣợng thuốc bảo vệ thực vật giảm xuống còn 4 kg/ha sẽ góp phần tăng năng suất, và do đó tăng cân bằng chè, đạt mức 43.280,8 tấn năm 2020.
2.5.1.4 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi đầu tư lao động tăng
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, đặc biệt là với cây cà chè. Đầu tƣ lao động cho chè bao gồm các khâu công việc trực tiếp tác động đến khả năng sinh trƣởng và năng suất của cây nhƣ công làm cỏ, tƣới nƣớc, bón phân, đốn chè.
Bảng 2.17: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 4
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 42254,6 1929,4 41210,1 43182,0 1971,9 42298,8 44322,7 2023,9 Cân bằng chè Tấn 41055,8 42974,6 1918,8 42137,4 44268,2 2130,8 43202,9 45390,5 2187,6
Nguồn: Kết quả mô hình phân tích hệ thống
Nhƣ trên đã phân tích, trong điều kiện sản xuất bình thƣờng, với các
yếu tố khác không thay đổi thì việc đầu tƣ thêm nhân công, đặc biệt là nhân công chăm sóc có tác động đến năng suất của chè, khi nhân công tăng dẫn đến năng suất chè tăng. Với giả định tăng đầu tƣ lao động từ 712 công lên 785 công/ha đã làm tăng cân bằng chè trong dài hạn lên 45.390,5 tấn, tức tăng 2.187,6 tấn năm 2020.
2.5.1.5 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi học vấn chủ hộ tăng
Trình độ học vấn ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định của chủ hộ trong sản xuất nói chung và sản xuất chè nói riêng. Qua điều tra trình độ học vấn của các chủ hộ ở khu vực trồng chè huyện Phú Lƣơng cho thấy, hầu hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chủ hộ mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, trình độ kĩ thuật cũng nhƣ trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp, hầu hết lao động đều chƣa qua đào tạo.
Bảng 2.18: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 5
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) PAG PA1 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 40595,3 270,1 41210,1 41486,2 276,1 42298,8 42582,2 283,4 Cân bằng chè Tấn 41055,8 41324,5 268,7 42137,4 42435,7 298,3 43202,9 43509,1 306,2
Nguồn: Kết quả mô hình phân tích hệ thống
Theo kết quả phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố kĩ thuật đến năng suất chè cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hƣởng lớn đến năng suất chè với hệ số 0,07, tức khi tăng học vấn của chủ hộ lên một lớp sẽ làm năng suất tăng 0,07%.
Từ kết quả mô hình, cân bằng chè đạt 43.509,1 tấn năm 2020, tăng 306,2 tấn so với phƣơng án gốc khi nâng cao trình độ học vấn của chủ hộ.
2.5.1.6 Biến động sản lượng và cân bằng chè khi thay đổi cơ cấu giống
Giống chè có ảnh hƣởng rất quan trọng đến năng suất cũng nhƣ sản lƣợng chè. Cơ cấu chè giống của Phú Lƣơng đã có sự chuyển biến rõ rệt, năm (2001) giống chè Trung Du trồng bằng hạt, năng suất thấp chiếm trên 90% đến nay đã giảm xuống còn 76%, giống chè mới đƣợc chọn lọc và lai tạo trong nƣớc chiếm 22%, các giống chè mới nhập nội từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan chiếm 2%. Việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần đƣa năng suất chè từ 59,22 tạ/ha (Năm 2001) lên 66,3 tạ/ha (Năm 2005) và lên đến 10,42 tạ/ha (Năm 2010). Chuyển đổi cơ cấu giống chè cũng đã làm tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích. Năm 2005 giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha (tính theo giá chè khô), đến năm 2008 giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân đạt 46 triệu đồng/ha, tại một số vùng chè đặc sản đạt đến 91 triệu đồng/ha. Các giống chè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mới đƣợc chuyển đổi đã thúc đẩy khả năng đầu tƣ thâm canh theo hƣớng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao đƣợc sản lƣợng, giá trị sản phẩm cần phải chuyển nhanh cơ cấu giống, giảm mạnh giống chè Trung Du lá nhỏ và thay thế bằng các giống chè cành có năng suất, chất lƣợng cao.
Bảng 2.19: So sánh kết quả phƣơng án gốc và phƣơng án 6
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015 2020 PAG PA6 SS (+/-) PAG PA6 SS (+/-) PAG PA6 SS (+/-) Diện tích Ha 3796 3796 0 3879,3 3879,3 0 3981,8 3981,8 0 Sản lƣợng Tấn 40325,2 43798,1 3472,9 41210,1 44759,3 3549,2 42298,8 45941,8 3643 Cân bằng chè Tấn 41055,8 44509,6 3453,8 42137,4 45972,8 3835,4 43202,9 47140,6 3937,7
Nguồn: Kết quả mô hình phân tích hệ thống
Kết quả phân tích ảnh hƣởng của yếu tố giống đến năng suất chè huyện Phú Lƣơng cho thấy, giống là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến năng suất chè với hệ số 0,382. Kết quả cho phép khẳng định, khi chuyển đổi từ giống chè Trung du sang trồng chè cành sẽ cho năng suất tăng 0,382%. Theo phƣơng án 6 của mô hình, khi thay đổi cơ cấu giống chè sẽ làm tăng