Thuận lợi

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 47 - 48)

2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.3.1 Thuận lợi

- Vị trí của huyện là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên Quốc Lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất.

- Giao thông thuận lợi, hệ thống đƣờng giao thông ngày càng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lƣu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong huyện, với các huyện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chƣa sử dụng còn nhiều có thể đƣa vào khai thác, phát triển nông nghiệp.

- Huyện nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về phía Bắc, nơi có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và huyện. Đây là lợi thế rất quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng để huyện đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn quy hoạch, đƣa khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

- Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, thế và lực đƣợc tăng cƣờng là thuận lợi cốt yếu để phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cho sự phát triển cao và có chất lƣợng hơn trong những năm tiếp theo.

- Đảng và nhà nƣớc có chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao nhƣ: trợ cƣớc giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trỡ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ƣu đãi cùng với co chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất

- Năm 2006 nƣớc ta tham gia vào thị trƣờng chung ASEAN và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta xuất khẩu chè nói riêng và các ngành khác thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế đặc biệt là các thị trƣờng có tiềm năng nhƣ Mỹ, Nhật, EU, ...

- Phú Lƣơng có tiềm năng về tài nguyên: than đá, vật liệu xây dựng, có tiềm năng lớn về du lịch với nhiều di tích lịch sử và cảnh quan đẹp,… Huyện cần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng này.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa lý kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá – đô thị hoá phát triển mạnh ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung một cách hiệu quả và bền vững, đƣa huyện Phú Lƣơng trở thành một đô thị giàu, đẹp và hiện đại.

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)