Phát triển cây chè trên thế giới

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1Phát triển cây chè trên thế giới

Trên thế giới chè đƣợc trồng tập trung ở châu Á và châu Phi, chủ yếu ở một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Nhật Bản, Kenya. Giai đoạn 1996 - 2010 diện tích trồng chè thế giới có xu hƣớng giảm nhẹ. Nếu năm 1996, diện tích chè là gần 2,4 triệu ha thì năm 2010 còn khoảng 2,1 triệu ha, bình quân giảm 0,53% trên năm. Trong đó Nhật Bản giảm diện tích trồng chè bình quân mỗi năm 1,0%, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng là 0,64%. Tuy nhiên tại châu Á lại có sự gia tăng đáng kể của 3 nƣớc đó là Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Với tốc độ tăng bình quân 5,31%/năm, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nƣớc có diện tích chè lớn nhất thế giới với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1,84 triệu ha. Tuy diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 nhƣng Ấn Độ lại là nƣớc có sản lƣợng chè lớn nhất. Năm 2010 do điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi tuy nhiên Ấn Độ vẫn sản xuất đƣợc 966 ngàn tấn chè. Sản lƣợng chè của Ấn Độ chiếm khoảng 28% sản lƣợng chè toàn cầu và 14% giao dịch [FAO, 2010]. Trong xu hƣớng giảm diện tích trồng chè trên toàn thế giới, Nhật Bản là nƣớc có diện tích chè giảm nhiều nhất. Sở dĩ diện tích chè của Nhật Bản giảm trong giai đoạn này vì nƣớc này đang tập trung vào nghiên cứu trồng các giống chè có năng suất cao. Hiện nay Nhật Bản là nƣớc có năng suất chè cao nhất thế giới.

Bảng 1.1 Diện tích đất chè thế giới giai đoạn 1996 - 2010

ĐVT: 1000 ha TT Quốc gia và khu vực 1996 2000 2005 2010 TTPTBQ (%) Thế giới 2303.83 2419.38 2105.66 2139.44 -0.53 1 Ấn Độ 427.07 486.61 523.46 556.54 1.91 2 Bangladesh 48.25 49.92 53.2 53.73 0.77 3 Châu Á – Thái Bình Dƣơng 1913.46 2029.76 1717.28 1749.44 -0.64 4 Indonesia 114.63 114.97 116.29 118.39 0.23 5 Iran 34.68 32.27 29.85 30.71 -0.86 6 Nhật Bản 52.72 49.92 48.7 45.81 -1.00 7 Srilanka 187.69 203.17 222.04 215.36 0.99 8 Trung Quốc 891.45 933.25 1058.58 1840.35 5.31 9 Việt Nam 71.77 87.7 122.5 130.38 4.36 Nguồn: - FAO, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tính toán của tác giả

Cùng với những biến động trong diện tích trồng chè, thế giới hiện nay

đang diễn ra sự chuyển dịch lao động từ các ngành khác trong nội bộ ngành nông nghiệp sang trồng chè. Tại Ấn Độ sản xuất chè hàng năm đã thu hút hơn 2 triệu lao động tới làm việc trong 1600 đồn điền và nhiều nhà máy chế biến chè. Ấn Độ đã đầu tƣ trên 6 triệu USD để xây dựng công viên chè đầu tiên trên thế giới nhằm nâng cao chất lƣợng chè đạt tiêu chuẩn quốc tế [Xây dựng công viên chè ở Ấn Độ, 6.2005]. Trong giai đoạn 2010 - 2020 công viên chè sẽ trở thành một khu kinh tế đặc biệt của Ấn Độ. Để nâng cao chất lƣợng các sản phẩm chè xuất khẩu Ấn Độ đã chú ý phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong từng khâu của quá trình sản xuất và chế biến chè, thƣờng xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng trình độ học vấn và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chè nội tiêu và xuất khẩu. Các hiệp hội chè không chỉ hƣớng tới mục tiêu phát triển chè mà còn hƣớng tới lợi ích của ngƣời lao động trong ngành.

Với Trung Quốc - nƣớc có diện tích chè bằng nột nửa diện tích thế giới (khoảng 1,84 triệu ha năm 2010), trong những năm qua đã đầu tƣ nhiều nhân lực cho ngành chè. Cây chè không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu nông dân tại khu vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc.

Trong số 5 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới thì Srilanka là nƣớc có biến động tăng giảm không đều: giai đoạn 1996 - 2005 diện tích tăng bình quân 1,88%/năm khiến cho lƣợng chè sản xuất ra tăng lên đáng kể. Từ năm 2006 - 2010 chè của giảm về cả diện tích lẫn sản lƣợng: giảm bình quân 0,61%/năm, tuy nhiên nƣớc này tăng diện tích 0,99%/năm trong toàn thời kỳ. Tại quốc gia Nam Á này ngành chè đã đƣợc chính phủ đặc biệt coi trọng vì nhẽ: nó không chỉ đóng góp lớn vào GDP mà còn là khu vực kinh tế thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Là ngành sản xuất tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ tại Srilanka phát triển theo. Chè Ceylon của Srilanka đã nổi tiếng thế giới từ hơn một thế kỷ về chất lƣợng và hƣơng vị. Để thúc đẩy sự phát triển của chè bên cạnh các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lƣợng chè, chính phủ Srilanka đã thành lập Ủy ban chè từ tháng 1 năm 1976. Ủy ban chè có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất và xuất khẩu chè nhƣ: xúc tiến thƣơng mại chè Ceylon trong và ngoài nƣớc, là trung tâm thông tin về thị trƣờng chè, duy trì phòng thí nghiệm phân tích nhằm đạt tiêu chuẩn ISO cho sản phẩm chè, bảo hộ và phát triển thƣơng hiệu chè Srilanka, thu hut khách du lịch từ ngành chè...Từ nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất và tiêu thụ, ngành chè thực sự là ngành mũi nhọn thu hút sự chuyển dịch lao động cả nƣớc tạo nên sự độc đáo trong chè Srilanka.

Tóm lại, với điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển chè trong những năm qua các nước châu Á và châu Phi đã không ngừng mở rộng diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học, sử dụng nhiều lao động nông nghiệp, đầu tư thâm canh chè khiến cho sản lượng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đồ uống của một bộ phận dân cư trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 26 - 29)