5. Kết cấu của luận văn
1.2.2 Phát triển cây chè tại Việt Nam
Lịch sử trồng chè của Việt Nam đã có từ lâu. Nhƣng cây chè đƣợc khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu từ năm 1960 trở lại đây. Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm bốn giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1890 - 1945: năm 1890 một số đồn điền chè đƣợc thành lập đầu tiên: Tĩnh Cƣơng (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè đƣợc trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha. Năm 1925 - 1940 ngƣời Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lƣợng trên 27 ngàn tấn chè búp tƣơi. Cây chè đƣợc trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của ngƣời Việt, khoảng 25% diện tích là của ngƣời Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lƣợng chè của Việt Nam là 10.900 tấn, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Sri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phƣơng thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dƣới 1,5 tấn búp tƣơi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây chè đƣợc thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Giai đoạn 1945 - 1955: do ảnh hƣởng của cuộc chiến tranh chống Pháp các vƣờn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không đƣợc đầu tƣ chăm sóc cho nên diện tích và sản lƣợng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.
Giai đoạn 1956 - 2000: với phƣơng châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè của Việt Nam đã đƣợc chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nƣớc ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Giai đoạn này việc sản xuất và cung cấp chè chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nƣớc, cũng nhƣ nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 2000 cả nƣớc có 87.700 ha chè với tổng sản lƣợng trên 314 ngàn tấn chè búp tƣơi (Hoàng Văn Chung, Giáo trình chè, NXB ĐH Thái Nguyên).
Giai đoạn 2000 - 2010: thời gian này chè của nƣớc ta biến động tăng về diện tích (năm 2010 tăng 48,23% so với 2000) tuy nhiên tốc độ trƣởng không đều. Nếu nhƣ giai đoạn 2000 - 2004 diện tích trồng chè trên toàn quốc tăng mạnh (tăng trên 33 ngàn ha) thì chậm lại vào giai đoạn 2005 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(tăng 8 ngàn ha), bình quân tăng diện tích đạt 4,47%/năm [Tổng cục Thống kê, 2010].
Nhƣ vậy, diện trồng chè cả nƣớc và tại các vùng trồng chè chính của nƣớc ta tăng khá đều trong những năm qua. Sở dĩ diện tích biến động tăng liên tục trong nhiều thập kỷ vì Việt Nam xác định ngành chè là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Sản xuất chè không chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu mà còn là khu vực thu thút nhiều lao động nông nghiệp (năm 2010 ngành chè thu hút khoảng 6 triệu lao động- Nguồn: Trung tâm thông tin – Bộ Lao động). Từ năm 2002 đến nay, ngoài việc mở rộng diện tích, một cuộc cách mạng về giống chè đã triển khai trên diện rộng. Rất nhiều diện tích chè cằn cỗi, năng suất thấp đã đƣợc cải tạo và thay thế bằng một số giống mới năng suất cao, chất lƣợng tốt. Nhờ vậy năng suất chè không ngừng tăng lên. Năm 2010, tại Thái Nguyên - một tỉnh có chất lƣợng chè tốt nhất Việt Nam năng suất bình quân đạt 10,55 tấn chè búp tƣơi trên 1 ha [Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010].
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2000 87700 3.59 314.74 2001 98300 3.46 340.13 2002 109300 3.88 423.60 2003 116300 3.86 448.62 2004 120800 4.25 513.81 2005 122500 4.65 570.02 2006 122900 5.28 648.95 2007 126200 5.59 705,98 2008 125600 5.94 746.27 2009 128100 6.24 798.83 2010 130068 6.47 841.54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lƣơng thực, chè là một trong những cây có ƣu thế nhất. Nguồn lao động của ta dồi dào nhƣng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu cầu một lƣợng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nƣớc. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ doang nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp đƣợc đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa.