Tình hình sản xuất và phân phối chè của Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 50 - 54)

2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2Tình hình sản xuất và phân phối chè của Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng

nhƣng những thuận lợi cũng là cơ bản tạo đà cho việc phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt.

2.2 Tình hình sản xuất và phân phối chè của Thái Nguyên và huyện Phú Lƣơng Phú Lƣơng

- Sản xuất chè tại Thái Nguyên: cây chè đã có từ lâu đời tại Thái Nguyên, nhƣng thực sự phát triển mạnh vào những năm 1960 của thế kỷ XX khi Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ thành những vùng chè tập trung với quy mô lớn. Đặc biệt từ năm 2000, tỉnh Thái Nguyên đầu tƣ phát triển cây chè một cách đồng bộ về khoa học kỹ thuật, vật chất và con ngƣời. Thông qua việc ban hành nhiều chính sách phát triển cây chè, thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất, chế biến nên năng suất, sản lƣợng chè của tỉnh không ngừng tăng lên.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên

Năm DT trồng chè (ha) DT thu hoạch chè (ha) Năng suất (tạ/ha) SL chè búp tƣơi (tấn) SL chè khô (tấn) 2000 12.525 11.016 64,21 70.731 17.682,8 2005 15.931 13.737 80,54 110.636 27.659,0 2006 16.366 14.688 88,45 129.913 32.478,3 2007 16.726 15.118 92,73 140.182 35.045,5 2008 16.994 15.730 94,89 149.255 37.313,8 2009 17.309 16.053 98,86 158.702 39.675,5 2010 17.661 16.289 100,55 171.900 42.975

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chè của Thái Nguyên đƣợc trồng ở 9 huyện, thị xã và thành phố, nhƣng tập chung chủ yếu ở 8 huyện, thành phố: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Phổ Yên, Định Hoá, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, diện tích chè nguyên liệu đƣợc chia làm 2 vùng. Vùng nguyên liệu để chế biến chè xanh với 73,01% diện tích chè toàn tỉnh tƣơng đƣơng với 12.894 ha (năm 2010). Trong đó, chè xanh đặc sản có 4.100 ha, với các địa danh nổi tiếng nhƣ Tân Cƣơng, Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà (Đại Từ), Trại Cài, Sông Cầu (Đồng Hỷ) và Phúc Thuận (Phổ Yên). Riêng với Phú Lƣơng, một số xã sản xuất chè khá tốt là Ôn Lƣơng, Động Đạt. Vùng chè nguyên liệu để chế biến chè đen năm 2010 với 4.767 ha, chiếm 26,99% diện tích chè toàn tỉnh. Chè Thái Nguyên đƣợc tiêu thụ của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó

thị trƣờng nội địa chiếm 70%1, chủ yếu là sản phẩm chè xanh, chè xanh đặc

sản. Giống chè chủ yếu của Thái Nguyên là chè Trung Du lá nhỏ chiếm gần 80% diện tích. Trong giai đoạn 2001-2005 tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi giống, trồng hơn 2.000 ha chè giống mới bằng phƣơng pháp giâm cành với các giống LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên theo các vùng đã quy hoạch. Hàng năm tỉnh đã trồng mới và trồng thay thế trung bình mỗi năm 600 ha chè giống mới có năng suất và chất lƣợng cao bằng phƣơng pháp giâm cành. Tiềm năng về cây chè của tỉnh là rất lớn, song cần thiết có vốn đầu tƣ mạnh mẽ hơn nữa trồng mới những giống chè có chất lƣợng ngon, trồng lại những diện tích chè đã già cỗi và đầu tƣ khoa học tiên tiến cho sản xuất chè.

Với Thái Nguyên, chè là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao. Nông dân Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm trồng, chế biến và đã biết tận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu tạo nên hƣơng vị đặc trƣng cho chè Thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích chè toàn tỉnh năm 2010 là 17.661 ha, tăng 47,26% so với năm 1999 tức tăng 5.668 ha. 10000 12000 14000 16000 18000 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Ha DT trồng chè DT thu hoạch chè

Đồ thị 2.1 Tình hình mở rộng diện tích chè của Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2010

Diện tích chè cho thu hoạch chiếm tới trên 90% tổng diện tích chè và cũng tăng lên tƣơng ứng từ năm 1999 đến năm 2010, năng suất chè bình quân đạt trên 100 tạ/ha. Do có sự mở rộng về quy mô diện tích cộng thêm đầu tƣ thâm canh tăng năng suất nên sản lƣợng chè búp tƣơi tăng mạnh: trong giai đoạn 1999 - 2010 sản lƣợng tăng 2,47 lần từ 69.523 tấn lên 171.900 tấn, giá

trị sản xuất chiếm 30,23% (năm 2010)2

giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt toàn tỉnh. Sự gia tăng này có ý nghĩa hết sức to lớn trong điều kiện chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản nhƣ hiện nay.

Sản xuất chè tại Phú Lương: Về tổng diện tích chè thì Phú Lƣơng là huyện đứng thứ 2 toàn tỉnh với gần 4.300 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm, Phú Đô… Trong đó, diện tích chè kinh doanh chiếm 3.775 ha. Hằng năm, toàn huyện sản xuất đƣợc trên 30 nghìn tấn chè búp cung cấp cho thị trƣờng cả nƣớc. Cây chè đã xuất hiện trên đất Phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lƣơng từ rất lâu, song chỉ từ năm 1990 ngƣời dân trong huyện mới chú trọng đến việc phát triển cây chè và đến năm 2000 khi huyện xây dựng Đề án Nâng cao sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè thì cây chè ở đây mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành cây trồng mũi nhọn ở địa phƣơng.

Từ năm 2000 đến năm 2005, toàn huyện đã trồng mới đƣợc gần 700 ha chè, đồng thời cải tạo gần 1.300 ha chè già cỗi. Đây là những diện tích do trƣớc đây ngƣời làm chè chƣa thực sự chú trọng tới kỹ thuật chăm sóc dẫn tới chè xuống cấp nghiêm trọng, năng suất chỉ đạt khoảng 30 tạ/ha, nhƣng sau khi đƣợc tập huấn và áp dụng các biện pháp cải tạo diện tích này đã nhanh chóng phục hồi và cho năng suất trên 50 tạ/ha.

Tiếp tục thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 2006 đến năm 2010, huyện đã trồng mới 200 ha chè và phục hồi 200 ha nữa, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên gần 4000 ha. Đặc biệt, ở giai đoạn này, cùng với việc tiếp tục thâm canh sản xuất diện tích chè trung du, huyện đã tập trung rà soát, từng bƣớc quy hoạch phát triển vùng sản xuất chè cao cấp ở các xã: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc với các giống chè chất lƣợng cao nhƣ: Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Ô Long Thanh Tâm, Keo Am Tích, PT95. Đối với các xã khác, bà con tích cực đƣa các giống chè cành mới nhƣ: LFP1, LDP2, TRI777, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên…vào sản xuất. Chính vì vậy, năng suất và chất lƣợng chè của huyện đã đƣợc nâng lên đáng kể. Hiện nay, năng suất chè bình quân của huyện đạt 86 tạ/ha.

Về phân phối chè của các hộ điều tra: để xác định đƣợc sự phân phối sản lƣợng chè theo các mục đích khác nhau, nghiên cứu tiến hành điều tra 180 hộ nông dân tại 3 vùng sản xuất chè của huyện đó là: TT.Đu, Yên Ninh, Sơn Cẩm. Các hộ điều tra đƣợc lựa chọn theo các tiêu chí khác nhau về chủng loại giống, kỹ thuật chăm bón, thuốc bảo vệ thực vật,…tuy nhiên mục đích phân phối là khá đồng nhất. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy, phần lớn sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng chè để bán ra ngoài huyện. Con số này chiếm tới 89,5% tổng sản lƣợng chè của các hộ điều tra.

Bảng 2.5: Tình hình phân phối chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Sản lƣợng (tấn) Cơ cấu (%)

1. Tổng sản lƣợng 1.834 100

2. Mục đích sử dụng

- Bán ra ngoài huyện 1.641,4 89,5

- Tiêu thụ nội huyện 102,7 5,6

- Hao hụt 1.641,4 3,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích khác 31,178 1,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Vì chè là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cộng thêm nhu cầu tiêu thụ trong các hộ gia đình ngày nay đang có xu hƣớng thay đổi chuyển uống chè tƣơi và chè khô sang các loại đồ uống khác nhƣ cà phê, chè túi, nƣớc giải khát,…nên lƣợng tiêu thụ trong huyện chỉ chiếm khoảng 5,6%. Trong quá trình thu hái, bảo quản và vận chuyển chè, một tỷ lệ chè bị hao hụt (chiếm xấp xỉ 3,2% tổng sản lƣợng). Còn lại 1,7% đƣợc phân phối cho các mục đích khác. Từ kết quả điều tra về tình hình phân phối về sản lƣợng chè của các hộ nông dân sản xuất chè phần nào cho thấy xu hƣớng phân phối chè của huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 50 - 54)