Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 54 - 57)

2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.1 Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa các biến trong mô hình

Mô hình có 3 biến chính là: Dân số, đất chè và cân bằng chè.

Dân số biến động phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong. Dân số tăng làm tăng lao động tham gia vào sản xuất chè, đồng thời dân số tăng sẽ làm tăng lƣợng chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất dành cho nhà ở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều đó đồng nghĩa với đất canh tác chè sẽ một phần bị giảm do chuyển cho xây dựng nhà ở.

Đất chƣa sử dụng của huyện hiện nay còn rất ít, trong khi đó đất có khả năng trồng chè còn hạn chế hơn. Vì vậy, cơ hội mở rộng diện tích đất chè thông qua khai thác diện tích đất chƣa sử dụng gần nhƣ không còn. Thực tế và phƣơng hƣớng của huyện trong những năm tới là chuyển một phần diện tích đất lúa một vụ kém hiệu quả, đất đồi vƣờn tạp sang mục đích đất chè, Đảm bảo cân đối lại diện tích chè vẫn phải tăng lên, đạt mức xấp xỉ 4000 ha vào năm 2020.

Sự biến động trong diện tích đất canh tác chè dẫn đến sự thay đổi trong diện tích thu hoạch và do đó gián tiếp ảnh hƣởng đến sản lƣợng chè sản xuất ra.

Với một vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp nhƣ Phú Lƣơng - Thái Nguyên thì chè là cây trồng phổ biến và chủ lực trong hệ thống sản xuất trồng trọt. Hàng năm sản lƣợng chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong huyện mà còn dƣ thừa một lƣợng rất lớn để bán ra ngoài huyện. Lƣợng chè cho tiêu thụ nội huyện sẽ phụ thuộc vào quy mô dân số, nhu cầu tiêu dùng bình quân trên đầu ngƣời và các nhu cầu chế biến khác.

Qua mô hình phân tích hệ thống có thể thấy rằng các nguồn lực trong nông nghiệp, cụ thể là: dân số - lao động nông nghiệp, diện tích đất canh tác chè và sản lƣợng chè có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống động thông qua các yếu tố trung gian. Sự thay đổi một yếu tố có thể dẫn đến sự thay đổi một, một vài yếu tố hay toàn bộ mô hình. Vì vậy, mô hình cân bằng động sẽ giúp tìm ra sự cân bằng hợp lí giữa các yếu tố. Từ đó có thể đƣa ra những phƣơng án sản xuất phù hợp hơn trong tƣơng lai.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè của huyện Phú Lƣơng đƣợc xác định cụ thể trong hàm Cobb – Douglas.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6 : Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chè

Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng 1. Hệ số tự do 2. Phân đạm 3. Phân lân 4. NPK 5. Kali 6. Thuốc bảo vệ thực vật 7. Lao động 8. Giống 9. Đốn chè 10. Học vấn chủ hộ 5,689*** 0,0585* 0,0065* 0,0057NS 0,004* - 0,0067** 0,292** 0,382*** 0,227*** 0,07**

(Nguồn: Kết quả hàm Cobb - Douglas)

Kết quả của hàm năng suất cho ta thấy rằng, năng suất cận biên sản xuất chè huyện Phú Lƣơng ảnh hƣởng lớn của biến giống, đốn chè, lao động, phân bón, học vấn. Trong đó ảnh hƣởng của lao động, giống, đốn chè là lớn nhất, đồng thời là các yếu tố ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê.

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác, sản lƣợng và cân bằng chè huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cơ bản trong Nông nghiệp cho phát triển cây chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)