Thứ nhất, Tạo lập và duy trì sự ổn định môi trường kinh tế
Kinh doanh NH luôn chịu sự chi phối trực tiếp từ môi trƣờng xung quanh, chính vì vậy, một sự ổn định của môi trƣờng kinh tế có vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ mức độ rủi ro trong kinh doanh của NH. Thực tiễn thời gian qua cho thấy môi trƣờng kinh tế vĩ mô của nƣớc ta rất bất ổn, điều này đã và đang tiếp tục tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh của hệ thống NH, trong đó có Techcombank, biểu hiện là tình hình sản
xuất kinh doanh của hầu hết các tổ chức kinh tế, cá nhân đều bị suy giảm nghiêm trọng, thị trƣờng bất động sản trì trệ kéo dài, dẫn tới các NHTM không chỉ khó khăn trong “đầu ra” là hoạt động cho vay mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến công tác huy động vốn. Môi trƣờng kinh tế bát ổn cũng khiến cho thị trƣờng tài chính luôn tiềm ẩn rủi ro cao và biến động rất phức tạp, biểu hiện ở chỗ thị trƣờng chứng khoán rất thất thƣờng và xu hƣớng chỉ số chứng khoán giảm điểm liên tục, tình trạng đầu cơ trên các thị trƣờng ngoại hối và vàng có giai đoạn diễn biến rất phức tạp khó kiểm soát, các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động diễn ra trong một thời gian khá dài cho dù NHNN đã đƣa ra nhiều quyết sách để xử lý... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM, trong đó có Techcombank, trong việc duy trì các hoạt động kinh doanh, nhất là đối với công tác huy động vốn, hệ quả tất yếu là rủi ro diễn biến phức tạp trên hầu hết các hoạt động. Những diễn biến phức tạp này hiện nay ít nhiều đã đƣợc kiểm soát, tuy vậy, các bất ổn tiềm tàng vẫn còn hiện hữu bởi nguyên nhân của tình trạng vẫn chƣa đƣợc xử lý hiệu quả. Một trong các nguyên nhân đó là môi trƣờng kinh tế còn diễn biên phức tạp, đà suy giảm kinh tế vẫn chƣa đƣợc chặn lại, điều này là tất yếu bởi Việt Nam đã thực thi chiến lƣợc phát triển kinh tế theo hƣớng mở, theo đó thị trƣờng thế giới vừa là “đầu vào” cũng đồng thời là “đầu ra” của hoạt động kinh doanh, chính vì vậy, khi kinh tế quốc tế còn bị suy thoái thì Việt Nam chƣa thể thoát khỏi tình trạng này. Tuy vậy, một trong các vấn đề quan trọng đó là Chính phủ phải thay đổi mục tiêu, tức là thay vì giữ mục tiêu tăng trƣởng kinh tế cao bằng mọi giá nhƣ hiện nay, thì Chính phủ nên chuyển sang mục tiêu ƣu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, khi đó các rủi ro bất trắc của môi trƣờng kinh tế sẽ đƣợc loại bỏ, điều này là rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thị trƣờng tài chính, qua đó, sẽ tạo nền tảng thuận lợi cho các NHTM thuận lợi trong công tác huy động vốn.
Thứ hai, Tăng cường kiểm soát hoạt động của thị trường tài chính bảo đảm sự ổn định lành mạnh của thị trường này
Sự ổn định bền vững của thị trƣờng tài chính là nhân tố quan trọng bảo đảm sự an toàn trong kinh doanh NH, cũng là điều kiện tiền đề để các NHTM nâng cao công tác huy động vốn. Thực tế những năm qua cho thấy rằng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cƣờng kiểm soát thị trƣờng tài chính, song nhìn chung sự kiểm soát thị trƣờng tài chính vẫn còn khá lỏng lẻo, cho dù một số ý kiến lại nhận định rằng thời gian qua chúng ta kiểm soát quá chặt thị trƣờng này. Ý kiến này có vẻ hợp lý ở chỗ hiện có quá nhiều qui định liên quan đến sự vận hành của thị trƣờng tài chính và chúng thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Tuy vậy, nhìn một cách thực chất thì sự kiểm soát thị trƣờng này chƣa chặt, khiến tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro, biểu hiện là ở chỗ hệ thống giám sát tài chính còn biệt lập nhau theo các “chuyên ngành” trong khi thị trƣờng tài chính hiện nay có tính “liên thông” rất cao dẫn tới một số hoạt động trên thị trƣờng này không đƣợc kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả. Để khắc phục bất cập này đòi hỏi Chính phủ phải nghiên cứu và cải cách hệ thống giám sát tài chính cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Thứ ba, Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý
Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 2 thì hiện môi trƣờng pháp lý của Việt Nam còn có những bất cập, gây khó khăn cho sự vận hành của thị trƣờng tài chính nói chung, biểu hiện rõ nhất là tình trạng một số văn bản khác có luật liên quan đến kinh doanh NH còn thiếu hoặc chƣa qui định rõ hoặc tính khả thi chƣa cao, thậm chí có những văn bản còn chƣa thống nhất với một số qui định của ngành NH, nhất là về xử lý tài sản đảm bảo, về các qui định huy động và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tài chính... điều này rất có thể gây nên những rủi ro trong hoạt động NH.
Thứ tƣ, Áp dụng những công cụ tài chính mới trong công tác huy động vốn
Trong những năm gần đây do lãi suất thị trƣờng biến động, các tổ chức tài chính cần phải quan tâm đặc biệt đến quản trị rủi ro tài chính. Phải áp dụng phân tích khe hở thu nhập và phân tích khe hở kỳ hạn để có những thông tin nhạy cảm của giá trị tài sản và công nợ đối với sự thay đổi của lãi suất. Cần phải áp dụng các hợp đồng lãi suất kỳ hạn và các hợp đông tƣơng lai dựa trên mức lãi suất ấn định trƣớc trong việc phòng hộ rủi ro lãi suất. Ngoài ra các hợp đồng SWAP trao đổi lãi suất kỳ hạn cũng là một công cụ tài chính phòng hộ rủi ro lãi suất trong Huy động vốn.