Tăng cƣờng đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ NH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 96)

Kinh doanh NH là loại kinh doanh bậc cao nên luôn đòi hỏi nền tảng hạn tầng công nghệ phải tƣơng thích bởi nếu không nhƣ vậy thì hoặc NH

không thể triển khai các sản phẩm dịch vụ NH mới để từ đó tăng cƣờng công tác huy động vốn, hoặc nếu có thể triển khai thì rủi ro sẽ rất cao. Đối với hệ thống NH Việt Nam, theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế thì hạ tầng công nghệ của các NHTM Việt Nam là rất thấp. Cụ thể, theo WB thì chỉ số công nghệ trong lĩnh vực NH ở Việt Nam chỉ là (-0,47) trong khi đó ở Trung Quốc thì chỉ số này đạt (-0,35), Thái Lan (-0,07) Indonesia (-0,07), Malaysia 1,08 bà Singapore 1,95 [17]. Rõ ràng các chỉ số trên cho thấy hạ tầng công nghệ trong hệ thống NH Việt Nam còn khá lạc hậu. Một số năm gần đây, hầu hết các NHTM Việt Nam đều chú trọng đầu tƣ nâng cấp kỹ thuật công nghệ và nhìn chung công nghệ của các NH Việt Nam đã có những bƣớc cải thiện đáng kể, trong đó có Techcombank. Nhìn một cách tổng thể thì hạ tầng công nghệ của hầu hết các NHTM Việt Nam, trong đó có Techcombank còn lạc hậu so với hệ thống NH trong khu vực, lại càng lạc hậu nếu so sánh với hệ thống NH các nƣớc phát triển, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách hệ thống NH Việt Nam nói chung, trong đó có Techcombank phải tăng cƣờng đầu tƣ cho việc hiện đại hóa công nghệ. Tuy vậy, để đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ đòi hỏi năng lực tài chính phải mạnh, trong đó chủ yếu là vốn chủ sở hữu của NH phải lớn, song hiện đây đang là khâu yếu của hệ thống NH Việt Nam, trong đó có Techcombank. Bảng 3.1 cho thấy thực trạng này.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của một số NHTM Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: % Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

CAR Nợ xấu ROA ROE

Agribank 29.605 46.680 617.859 9,5 5,8 0,82 14,00 Vietinbank 26.218 33.625 503.530 10,33 1,46 1,70 19,90

BIDV 23.011 26.949 484.785 9,5 2,96 0,70 12,34 Vietcombank 23.174 41.553 414.475 14,83 2,40 1,13 12,61 ACB 9.376 12.624 176.300 13,50 2,46 0,50 8,50 Sacombank 10.740 13.414 151.282 9,53 1,97 0,68 7,15 Techcombank 8.848 13.290 179.934 12,60 2,70 0,42 5,58 HSBC 3.000 6.174 65.877 12,00 2,70 2,12 22,61

(Nguồn: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội)

Bảng 3.1 cho thấy vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn khá thấp, trong đó Techcombank chỉ xấp xỉ bằng ¼ so vốn điều lệ của Agribank. Nếu so sánh với các NHTM trong khu vực thì vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam lại càng hạn chế, nhất là đối với Techcombank (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Qui mô vốn điều lệ của NHTM các nƣớc trong khu vực năm 2012

Đơn vị: triệu USD

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn

INDONESIA MALAYSIA

Bank Mandari 2.122 Maybank 4.102

Bank BNI 1.499 Public Bank (PBB) 2.382

Bank Central Asia 1.304 Commerce Asset - Holding 1.695 Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1.476 Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1.179

Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1.128

VIETNAM THAILAND

Vietinbank 577 Bangkok Bank 3.178

BIDV 824 Siam Commercial Bank 2.189

Viecombank 621 Krung Thai Bank 1.837

Sacombank 344 Siam City Bank 853

ACB 401 Thai Military Bank 802

Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771

PHILIPPINES SINGAPORE

Bank of Philippines Island 975 DBS Bank 9.623 Metropolitan Bank Et Trust

Company

704 United Overseas Bank 6.297

Equitabl PCI Bank 464 Oversea – Chinese Banking Corporatin

5.589

(Nguồn: www.thebanker.com/top1000)

Vốn điều lệ nhỏ, song chi cho đầu tƣ cũng rất hạn chế13, dẫn tới hạ tầng công nghệ của các NHTM Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với Tecombank, vẫn chƣa có sự cải thiện tích cực. Thực trạng này đã và đang đặt ra yêu cầu đối với Techcombank là phải tăng vốn điều lệ, qua đó, tạo tiền đề nhằm tăng đầu tƣ nâng cấp hạ tầng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin tại Techcombank đang đƣợc quan tâm đầu tƣ hiện đại hoá, tạo điều kiện để NH đa dạng hoá sản phẩm với mức độ tiện ích cao nhất. Mặt tồn tại của Techcombank hiện nay là hệ thống phần mền T24 vừa đang trong quá trình sử dụng, vừa nghiên cứu nâng cấp, phát triển thêm nhiều phân hệ. Vì là phần mền mua từ Thuỵ Sỹ, nhƣng không có sự tham gia trực tiếp của chuyên gia nƣớc ngoài, mà hoàn toàn sử dụng nguồn lực nội bộ, nên còn nhiều hạn chế. Do vậy, Techcombank cần mời chuyên gia nƣớc ngoài hoặc cử cán bộ đi học hỏi ở nƣớc ngoài.

13 Đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ của Việt Nam năm 2012 13.000 tỷ VND (khoảng 653 triệu USD), chiếm 0,27% GDP, cao hơn so với mức độ đầu tƣ ở Indonesia (0,05% GDP) và Philippines (0,12% GDP), nhƣng thấp hơn so với Thái Lan: 0,3% GDP (1,79 tỉ USD), Malaysia: 0,5% GDP (1,54 tỉ USD) và Singapore: 2,2% GDP (3 tỉ USD) [6]

Bên cạnh đó, Techcombank cần lập kế hoạch nâng cấp và đổi mới trang thiết bị công nghệ để tăng khả năng xử lý trong quá trình tác nghiệp của cán bộ nhân viên. Trung tâm công nghệ phải là nơi hỗ trợ tốt nhất về phần mền cũng nhƣ sự cố máy tính của cán bộ nhân viên từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động nhập liệu hay truy xuất thông tin cần thiết đƣợc nhanh chóng, thuận tiện. Chỉ trên cơ sở đó thì mới giúp NH mở rộng các loại hình dịch vụ NH mới nhằm tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ cũng nhƣ qua đó, giúp nâng cao công tác huy động vốn. Mặt khác, liên quan đến hạ tầng kỹ thuật công nghệ thì không chỉ chú ý đầu tƣ nâng cấp “phần cứng”, mà còn phải chú trọng đúng mức việc nâng cấp “phần mềm” là nhân tố nguồn nhân lực, chỉ trên cơ sở đó mới phát huy đƣợc nhân tố khoa học công nghệ trong kinh doanh của NH (sẽ đƣợc đề cập phần dƣới).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)