Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 80)

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Uy tín của NHít nhiều vẫncòn hạn chế

Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 1 của Luận văn thì uy tín là nhân tố có tính chất quyết định đối với công tác huy động vốn của một NHTM. Đối với Techcombank thời gian hoạt động cũng chỉ trên 20 năm tại thị trƣờng nên đối với một NHTM thì thời gian này chƣa dài, do vậy chƣa đủ ghi dấu ấn sâu sắc trong KH nhất là với các KH tổ chức, điều này gây khó khăn cho NH trong việc chủ động nguồn vốn huy động, nhất là trong những giai đoạn thị trƣờng tài chính khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản thời gian qua. Thực tế là, đối với những NHTM có uy tín và thƣơng hiệu cao trên thị trƣờng tài chính thì sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề thanh khoản bởi vì khi có những khó khăn trong thanh khoản thì họ sẽ tăng cƣờng huy động vốn trên thị trƣờng hoặc đi vay từ NHTW, hơn nữa, khi vay thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn đáng kể so với các NHTM có uy tín thƣơng hiệu không cao.

Mặc dù điều này có vẻ chƣa giúp giải thích thuyết phục lý do dẫn tới việc nâng cao công tác huy động vốn của Techcombank thời gian qua, song thực tế là có những thời điểm NH này đã tăng lãi suất cao có tính chất đột biến trên thị trƣờng để thu hút tiền gửi của KH. Điều này do NH có khó khăn thanh khoản có tính chất thời điểm và bắt buộc NH phải tăng cƣờng mở rộng huy động nguồn cho dù lãi suất huy động nguồn khá cao và dự báo sẽ giảm trong tƣơng lai. Hơn nữa, trong năm 2013, khi lãi suất thị trƣờng đã giảm nhƣng do khó khăn trong xử lý “đầu ra” nguồn vốn đã huy động trƣớc đó nên NH không muốn mở rộng huy động vốn. Rõ ràng đây là quan điểm của lãnh đạo NH nhƣng nó lại xuất phát từ chính những khó khăn nội tại nảy sinh từ uy tín thƣơng hiệu chƣa cao tạo ra khi thị trƣờng tài chính có những bất ổn nghiêm trọng.

Thứ hai, Cơ sở vật chất của NHTM chưa đáp ứng yêu cầu công tác huy động vốn

Cơ sở vật chất của NH là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của NH trong lòng KH, điều này đã đƣợc khẳng định về nguyên lý. Đối với Techcombank, cơ sở vật chất cũng đã đƣợc NH chú ý đầu tƣ nâng cấp và nhìn chung đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong kinh doanh. Tuy vậy, với số lƣợng Chi nhánh và Phòng giao dịch còn khá khiêm tốn, chỉ với 315 Chi nhánh/Phòng Giao dịch thì sẽ khó khăn trong việc tiếp cận KH gửi tiền trong điều kiện “ra ngõ gặp NH” nhƣ hiện nay tại Việt Nam.

Thứ ba, Tổ chức công tác huy động vốn của NH còn bất cập

Nhƣ đã đề cập trong chƣơng 1 của Luận văn thì mỗi hệ thống NH đều xây dựng chiến lƣợc huy động vốn. Mặc dù có những nét đặc thù, song chiến lƣợc huy động vốn của các NHTM đèu đƣợc phân chia theo hệ thống, đƣợc thực hiện tại Hội sở chính và các Chi nhánh và phải đƣợc hoạch định và thực hiện theo một kế hoạch hết sức chi tiết.

Đối với Techcombank, cũng nhƣ nhiều NHTM khác thì công tác kế hoạch hóa nguồn vốn mặc dù đã đƣợc chú ý triển khai, song nhìn chung vẫn còn mang nặng tính chất hình thức, chƣa bảo đảm yêu cầu về chất lƣợng của một bản kế hoạch nguồn vốn. Trung tâm vốn cũng đã đƣợc hình thành nhằm thực hiện hoạt động mua bán vốn trong nội bộ hệ thống Techcombank, song do mới triển khai nên vẫn còn nhiều vƣớng mắc cần nghiên cứu để tháo gỡ. Trong bối cảnh nhƣ vậy thì vấn đề tổ chức công tác huy động vốn vẫn còn khá nhiều tồn tại và đây cũng chính là nguyên nhân tác động tiêu cực tới vấn đề nâng cao công tác huy động vốn của NH. Một thực tế là qua trên 2 năm triển khai mô hình quản lý vốn mới cho thấy việc triển khai còn nhiều lúng túng về qui trình thực hiện, vấn đề giao chỉ tiêu về huy động vốn, cách thức làm báo cáo, cách thức áp dụng “giá” mua bán nhƣ thế nào cho hợp l;ý giữa các Chi nhánh trong cùng hệ thống, thời hạn tƣơng ứng của FTP... điều này đã và đang tiếp tục gây bất lợi cho qui trình triển khai cơ chế quản lý vốn huy động mới theo phƣơng thức mua bán thay vì điều chuyển vốn nội bộ nhƣ trƣớc đây.

Thứ tƣ, Năng lực trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên NH còn hạn chế

Mặc dù NH đã nhận thức rất rõ tính chất quyết định của năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các cán bộ nhân viên NH đối với hoạt động kinh doanh NH nói chung, trong đó đặc biệt là công tác huy động vốn, song thực tế là trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ của Techcombank vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tác phong làm việc còn thiếu tính chuyên nghiệp, điều này ít nhiều đang và có thể sẽ tiếp tục ảnh hƣởng tiêu cực tới uy tín, thƣơng hiệu của NH đối với KH hiện tại và tiềm năng của NH.

Thứ năm, Chính sách huy động vốn của NH trong từng thời kỳ chưa thực sự hợp lý và hiệu quả

Nhƣ trên đã đề cập và phân tích thì chính sách huy động vốn của Techcombank trong một số thời kỳ chƣa hợp lý, đặc biệt là trong năm 2012, khi có nhiều dự báo lãi suất thị trƣờng sẽ giảm sâu vào nửa cuối năm này thì NH vẫn tiếp tục tăng cƣờng mở rộng huy động vốn, kết quả là nguòn vốn huy động tăng trƣởng khá mạnh trong khi nhiều NHTM khác có hẹp qui mô huy động nguồn để chờ lãi suất thị trƣờng giảm sâu mới mở rộng huy động nguồn. Với chính sách huy động nguồn thiếu tính hợp lý nhƣ vậy tất yếu sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới vấn đề nâng cao công tác huy động vốn của NH này.

1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo, gây những rủi ro to lớn đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM

Hoạt động của NHTM luôn chịu sự chi phối trực tiếp của môi trƣờng kinh tế vĩ mô, trong đó các nhân tố tác động lớn nhất đối với công tác huy động vốn là lạm phát, tỷ giá, tăng trƣởng kinh tế. Nếu nhƣ trong nền kinh tế lạm phát đƣợc kiểm soát hiệu quả, tỷ giá ổn định, tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững thì đó sẽ là những nhân tố quan trọng giúp NHTM nâng cao công tác huy động vốn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu một trong các nhân tố trên không đƣợc đáp ứng thì sẽ gây trở ngại rất to lớn đối với công tác huy động vốn của NH. Chẳng hạn, nếu nhƣ trong nền kinh tế có lạm phát cao sẽ khiến NH rất khó huy động vốn và để huy động vốn theo qui mô cũ đòi hỏi phải tăng chi phí huy động và điều này lại làm giảm hiệu quả huy động vốn của NH, tức là yêu cầu về nâng cao công tác huy động vốn sẽ không đƣợc đáp ứng... Những năm qua, do môi trƣờng kinh tế vĩ mô của Việt Nam diễn biến khá phức tạp do sự chi phối liên tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 sau đó lại chịu sự tác động rất sâu sắc của cuộc khủng hoảng nợ công EU từ

giữa năm 2009 đến nay vẫn chƣa có hồi kết, điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của Techcombank nói chung, trong đó đặc biệt là công tác huy động vốn, gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ hai, Môi trường chính trị, pháp lý

Trong kinh doanh NH thì môi trƣờng chính trị - pháp lý, đặc biệt là môi trƣờng pháp lý, có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro. Đối với công tác huy động vốn tại Việt Nam thì điều này lại càng quan trọng hơn. Thực tế thời gian qua cho thấy ở nƣớc ta thƣờng xuyên xuất hiện các cuộc “chạy đua” về lãi suất nên lãi suất thị trƣờng luôn tăng rất nóng, khiến chi phí vốn tăng cao, làm tăng lãi suất cho vay vƣợt quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Điều này có một phần quan trọng bởi khung pháp lý về công tác huy động vốn còn bất cập khiến các NHTM thƣờng xuyên “lách” trần lãi suất huy động mà NHNN qui định. Hơn nữa, các qui định về công tác huy động vốn cũng còn chƣa đồng bộ còn cần tiếp tục phải hoàn thiện, nên có một số NHTM đã vô tình vi phạm. Đối với các NHTM khác, trong đó có Techcombank, do rất thận trọng trong công tác huy động nguồn nên ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực, làm hạn chế khả năng nâng cao công tác huy động nguồn, nhất là xét trên góc độ hiệu quả.

Thứ ba, Mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong huy động vốn

Trong kinh doanh thƣơng trƣờng thì cạnh tranh là tất yếu và nó đƣợc xem nhƣ là lực đẩy hoạt động của các tổ chức kinh tế ngày càng hoàn thiện và hiệu quả. Hoạt động của các định chế tài chính nói chung, trong đó đặc biệt là các NHTM nƣớc ta những năm qua đang phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng rất gay gắt, thậm chí vô cùng quyết liệt khó kiểm soát. Đặc biệt là đối với công tác huy động vốn thì sự cạnh tranh là vô cùng quyết liệt với các cuộc chạy đua lãi suất thƣờng xuyên xuất hiện. Sự cạnh

tranh thái quá nhƣ vậy đã khiến cho Techcombank cũng không thể đứng ngoài cuộc và để có thể mở rộng công tác huy động vốn buộc NH phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh, kể cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, trong đó nhƣ tăng lãi suất huy động đƣợc NH thƣờng xuyên vận dụng trong những năm trƣớc đây, điều này khiến cho chi phí huy động vốn tăng quá cao, gây ảnh hƣởng tiêu cực tới “đầu ra’ của NH mà hiện nay vẫn còn chƣa khắc phục hiệu quả.

Thứ tƣ, Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của thị trường tài chính

Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội có sự tác động gián tiếp tới hoạt động kinh doanh chung của các NHTM, trong đó đặc biệt là tới công tác huy động vốn. Đặt trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế ở mức cao, thu nhập của dân chúng cao thì mức độ tích lũy để dành của dân chúng lớn, khi đó tạo thuận lợi cho NHTM trong việc huy động nguồn vốn. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì hoạt động thanh toán qua NH cũng càng phát triển, khi đó NHTM sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển dịch vụ thanh toán cũng nhƣ triển khai các dịch vụ NH tiện ích, qua đó góp phần nâng cao công tác huy động vốn.

Mặt khác, có thể thấy lãi suất huy động vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay mặc dù đã có sự giảm sâu song vẫn ở mức khá cao so với hầu hết các mức lãi suất ở các nƣớc trong khu vực, điều này có lý do bởi thị trƣờng tài chính của Việt Nam hiện vẫn còn kém phát triển. Khi thị trƣờng tài chính kém phát triển sẽ khiến chi phí huy động nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến chi phí huy động vốn của các NHTM Việt Nam luôn cao hơn so các nƣớc khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của Luận văn trên cơ sở giới thiệu khai quát về sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Techcombank, đã tập trung phân tích thực trạng nâng cao công tác huy động vốn của NH này, chủ yếu khảo sát trong giai đoạn 2011-2013. Các phân tích tập trung vào việc xem xét các biện pháp mà Techcombank đã triển khai nhằm nâng cao công tác huy động vốn. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá một cách có hệ thống thực trạng nâng cao công tác huy động vốn của NH theo các chỉ tiêu nâng cao về mặt lƣợng và mặt chất. Từ phân tích, đã rút ra 7 kết quả, 4 tồn tại chính trong việc nâng cao công tác huy động vốn tại Techcombank. Nguyên nhân của những tồn tại này cũng đã đƣợc Luận văn phân tích và làm rõ, bao gồm 5 nguyên nhân chủ quan và 4 nguyên nhân khách quan.

Các kết luận rút ra từ Chƣơng 2 sẽ là cơ sở để Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị trong Chƣơng 3

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank (Trang 80)